Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B

    Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

     

  • C

    Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

     

  • D

    Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Câu 2 :

Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?

  • A

    Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

  • B

    Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

  • C

    Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

  • D

    Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.

Câu 3 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là

 

  • A

    Khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh

     

  • B

    Dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau

     

  • C

    Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại

     

  • D

    Đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới

Câu 4 :

Số vốn đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) của Pháp ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành nào?

 

  • A

    Công nghiệp nhẹ.

     

  • B

    Thương nghiệp

     

  • C

    Giao thông vận tải

     

  • D

     Nông nghiệp

Câu 5 :

Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Cuối những năm 40 thế kỉ XX

     

  • B

    Đầu những năm 50 thế kỉ XX

     

  • C

    Cuối những năm 50 thế kỉ XX

     

  • D

    Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Câu 6 :

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

 

  • A

    Đòi quyền lợi về kinh tế.

     

  • B

    Đòi quyền lợi về chính trị.

     

  • C

    Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

     

  • D

    Để giải phóng dân tộc.

Câu 7 :

Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Nam Kinh được giải phóng

     

  • B

    Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

     

  • C

    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

     

  • D

    Bắc Kinh được giải phóng

Câu 8 :

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

  • A

    Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

  • B

    Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

  • C

    Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

  • D

    Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Câu 9 :

Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?

 

  • A

    Từ năm 1945-1975.

     

  • B

    Từ năm 1950-1975.

     

  • C

    Từ năm 1918-1945.

     

  • D

    Từ năm 1945-1950.

Câu 10 :

Bộ phận nào của giai cấp địa chủ có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?

 

  • A

    Đại địa chủ

     

  • B

    Trung địa chủ

     

  • C

    Tiểu địa chủ

     

  • D

    Trung, tiểu địa chủ

Câu 11 :

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  • A

    Ô nhiễm môi trường

  • B

    Tai nạn lao động

  • C

    Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

  • D

    Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Câu 12 :

Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?

  • A

    Tăng lương giảm giờ làm.

  • B

    Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm.

  • C

    Chống đánh đập công nhân.

  • D

    Đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.

Câu 13 :

Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?

 

  • A

    Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”

     

  • B

    Công nghệ ezim ra đời

     

  • C

    Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

     

  • D

    Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”

Câu 14 :

Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

 

  • A

    Năng lượng mặt trời

     

  • B

    Năng lượng điện

     

  • C

    Năng lượng than đá

     

  • D

    Năng lượng dầu mỏ

Câu 15 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?

 

  • A

    Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

     

  • B

    Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

     

  • C

    Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

     

  • D

    Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 16 :

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A

    Chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B

    Chủ nghĩa thực dân cũ.

     

  • C

    Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

     

  • D

    Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 17 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A

    Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

     

  • B

    Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

     

  • C

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • D

    Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Câu 18 :

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghinê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân nào?

  • A

    Phát xít Nhật.

     

  • B

    Phát xít Italia.

     

  • C

    Thực dân Tây Ban Nha.

     

  • D

    Thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 19 :

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

 

  • A

    Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

     

  • B

    Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).

     

  • C

    Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

     

  • D

    Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 20 :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

 

  • A

    Anh.

     

  • B

    Pháp.

     

  • C

    Liên Xô.

     

  • D

    Mỹ.

Câu 21 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

  • A

    1 năm 3 tháng

  • B

    9 tháng

  • C

    12 tháng

  • D

    10 tháng

Câu 22 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

  • A

    hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

     

  • B

    hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C

    hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • D

    hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Câu 23 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

     

  • B

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C

    Sự giúp đỡ của các nước tư bản

     

  • D

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Câu 24 :

Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) là gì?

 

  • A

    Hoàn cảnh cải cách

     

  • B

    Trọng tâm cải cách

     

  • C

    Vai trò của Đảng cộng sản

     

  • D

    Kết quả

Câu 25 :

Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

 

  • A

    Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

     

  • B

    Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

     

  • C

    Phát huy truyền thống tự lực.

     

  • D

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.

Câu 26 :

Mâu thuẫn chủ yếu tồn tại trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

 

  • A

    Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

     

  • D

    Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ.

Câu 27 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A

    Sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam sau khai thác thuộc địa

     

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười

     

  • C

    Sự du nhập của tư tưởng tư sản và vô sản

     

  • D

    Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở Việt Nam

Câu 28 :

Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là

 

  • A

    Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

     

  • B

    Trừng phạt kinh tế Việt Nam.

     

  • C

    Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.

     

  • D

    Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.

Câu 29 :

Chế độ chính trị của Nhật Bản hiện nay là gì?

 

  • A

    Chế độ xã hội chủ nghĩa

     

  • B

    Chế độ cộng hòa tổng thống

     

  • C

    Chế độ quân chủ lập hiến

     

  • D

    Chế độ quân chủ chuyên chế

Câu 30 :

Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?

 

  • A

    Phạm Tuân

     

  • B

    Phạm Hùng

     

  • C

    Phạm Tuyên

     

  • D

    Phạm Văn Lanh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B

    Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

     

  • C

    Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

     

  • D

    Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX là:

- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng - nền tảng của kinh tế quốc dân.

- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước

Câu 2 :

Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?

  • A

    Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

  • B

    Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

  • C

    Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

  • D

    Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm 3 mục tiêu cơ bản: chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới.

Đáp án D: Mĩ chủ yếu viện trợ cho các nước Tây Âu để lôi kéo các nước này là đồng minh chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 3 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là

 

  • A

    Khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh

     

  • B

    Dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau

     

  • C

    Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại

     

  • D

    Đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 đã thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, dân chủ hóa đời sống kinh tế - chính trị, tạo điều kiện để nền kinh tế Nhật Bản cất cánh ở giai đoạn sau.

Câu 4 :

Số vốn đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) của Pháp ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành nào?

 

  • A

    Công nghiệp nhẹ.

     

  • B

    Thương nghiệp

     

  • C

    Giao thông vận tải

     

  • D

     Nông nghiệp

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam là 4 tỉ phrăng, trong đó vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất, chủ yếu là cho các đồn điền cao su… Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao su tăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinh doanh cao su. Chỉ tính 2 năm 1927-1928, các đồn điền cao su được đầu tư 600 triệu Phơ-răng. Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng: năm 1919, diện tích là 15.850ha; 1925 là 18.000ha; 1930 là 78.620ha. Các hoạt động kinh doanh cao su tập trung chủ yếu quanh 3 công ti lớn là: Công ti đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới, Công ty Michelin. Sản lượng mủ cao su ngày càng tăng: năm 1919 là 3.500 tấn; 1924 là 6.796 tấn; năm 1929, riêng số cao su xuất khẩu là 10.000 tấn.

Câu 5 :

Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Cuối những năm 40 thế kỉ XX

     

  • B

    Đầu những năm 50 thế kỉ XX

     

  • C

    Cuối những năm 50 thế kỉ XX

     

  • D

    Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập

Câu 6 :

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

 

  • A

    Đòi quyền lợi về kinh tế.

     

  • B

    Đòi quyền lợi về chính trị.

     

  • C

    Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

     

  • D

    Để giải phóng dân tộc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào mục tiêu các phong trào đấu tranh của công nhân giai đoạn 1919 – 1924 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1919 – 1924, công nhân Việt Nam đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế tăng lương, giảm giờ làm. Đến năm 1925, với cuộc bãi công của công nhân Bason đã đánh dấu giai cấp công nhân bước đầu đấu tranh vì mục tiêu chính trị.

Câu 7 :

Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Nam Kinh được giải phóng

     

  • B

    Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

     

  • C

    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

     

  • D

    Bắc Kinh được giải phóng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Câu 8 :

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

  • A

    Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

  • B

    Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

  • C

    Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

  • D

    Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới…Đây là điểm nổi bật nhất của tình hình kinh tế Trung Quốc giai đoạn này.

Câu 9 :

Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?

 

  • A

    Từ năm 1945-1975.

     

  • B

    Từ năm 1950-1975.

     

  • C

    Từ năm 1918-1945.

     

  • D

    Từ năm 1945-1950.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn từ năm 1945-1950: chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới…

Câu 10 :

Bộ phận nào của giai cấp địa chủ có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?

 

  • A

    Đại địa chủ

     

  • B

    Trung địa chủ

     

  • C

    Tiểu địa chủ

     

  • D

    Trung, tiểu địa chủ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành 3 bộ phận khá rõ rệt là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít trung và tiểu địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.

Câu 11 :

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  • A

    Ô nhiễm môi trường

  • B

    Tai nạn lao động

  • C

    Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

  • D

    Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Câu 12 :

Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?

  • A

    Tăng lương giảm giờ làm.

  • B

    Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm.

  • C

    Chống đánh đập công nhân.

  • D

    Đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công nhân, viên chức ở các sở công thương của tư bản  Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đấu tranh đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.

Câu 13 :

Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?

 

  • A

    Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”

     

  • B

    Công nghệ ezim ra đời

     

  • C

    Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

     

  • D

    Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.

Câu 14 :

Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

 

  • A

    Năng lượng mặt trời

     

  • B

    Năng lượng điện

     

  • C

    Năng lượng than đá

     

  • D

    Năng lượng dầu mỏ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.

Câu 15 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?

 

  • A

    Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

     

  • B

    Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

     

  • C

    Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

     

  • D

    Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản ra đời, sau đó bị phân hoá thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Câu 16 :

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A

    Chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B

    Chủ nghĩa thực dân cũ.

     

  • C

    Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

     

  • D

    Giai cấp địa chủ phong kiến.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh, nhằm thực hiện âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sâu của mình.

=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh là Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 17 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A

    Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

     

  • B

    Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

     

  • C

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • D

    Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Câu 18 :

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghinê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân nào?

  • A

    Phát xít Nhật.

     

  • B

    Phát xít Italia.

     

  • C

    Thực dân Tây Ban Nha.

     

  • D

    Thực dân Bồ Đào Nha.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi nê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 19 :

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

 

  • A

    Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

     

  • B

    Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).

     

  • C

    Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

     

  • D

    Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mềm mỏng về chính trị và tập trung phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á

Câu 20 :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

 

  • A

    Anh.

     

  • B

    Pháp.

     

  • C

    Liên Xô.

     

  • D

    Mỹ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX

Câu 21 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

  • A

    1 năm 3 tháng

  • B

    9 tháng

  • C

    12 tháng

  • D

    10 tháng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhân dân Xô Viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng

Câu 22 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

  • A

    hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

     

  • B

    hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C

    hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • D

    hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức

Câu 23 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

     

  • B

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C

    Sự giúp đỡ của các nước tư bản

     

  • D

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ cơ sở vật chất của Liên Xô chỉ còn là một đống gạch vụn. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.

Câu 24 :

Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) là gì?

 

  • A

    Hoàn cảnh cải cách

     

  • B

    Trọng tâm cải cách

     

  • C

    Vai trò của Đảng cộng sản

     

  • D

    Kết quả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh của hai cuộc cải cách để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô và Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách cho 2 quốc gia này.

Câu 25 :

Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

 

  • A

    Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

     

  • B

    Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

     

  • C

    Phát huy truyền thống tự lực.

     

  • D

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh nguyên nhân phát triển của Mĩ và Nhật Bản để trả lời

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau trong sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là đều chú trọng áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

Câu 26 :

Mâu thuẫn chủ yếu tồn tại trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

 

  • A

    Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

     

  • D

    Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp, tay sai (Mâu thuẫn dân tộc). Đây là nguyên nhân sâu xa bùng nổ các phong trào đấu tranh trong giai đoạn sau.

Câu 27 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A

    Sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam sau khai thác thuộc địa

     

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười

     

  • C

    Sự du nhập của tư tưởng tư sản và vô sản

     

  • D

    Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng. Ý thức đấu tranh của các lực lượng xã hội này cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc ngày càng rõ nét. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 28 :

Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là

 

  • A

    Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

     

  • B

    Trừng phạt kinh tế Việt Nam.

     

  • C

    Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.

     

  • D

    Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” của Mĩ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam.

Câu 29 :

Chế độ chính trị của Nhật Bản hiện nay là gì?

 

  • A

    Chế độ xã hội chủ nghĩa

     

  • B

    Chế độ cộng hòa tổng thống

     

  • C

    Chế độ quân chủ lập hiến

     

  • D

    Chế độ quân chủ chuyên chế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời

Lời giải chi tiết :

Chế độ chính trị của Nhật Bản hiện nay là chế độ quân chủ lập hiến. Tuy nhiên ngôi vua chỉ mang tính chất tượng trưng, không có thực quyền. Mọi quyền lực nằm trong tay quốc hội, đứng đầu chính phủ là Thủ tướng

Câu 30 :

Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?

 

  • A

    Phạm Tuân

     

  • B

    Phạm Hùng

     

  • C

    Phạm Tuyên

     

  • D

    Phạm Văn Lanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức thực tiễn để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Liên hợp 37 của Liên Xô vào năm 1980.

close