Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 11

Đề bài

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. 200                                                 B. 300 

C. 400                                                 D. 500

Câu 2: Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần.

A. giảm 2 lần                      B. giảm 4 lần

C. không đổi.                      D. tăng 2 lần.

Câu 3: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của Lực Lorenxo 16.10-16N. Góc hợp bởi vecto vận tốc và hướng đường sức từ trường là:

A. 900                                     B. 600

C. 300                                     D. 450

Câu 4: Các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện có dạng phân bố, đặc điểm như thế nào:

A. là các đường thẳng vuông góc với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều.

B. là các đường thẳng song song với trục ống, cách đều nhau, là từ trường đều.

C. là các đường tròn và là từ trường đều.

D. là các đường xoắn ốc, là từ trường đều.

Câu 5: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20cm, qua thấu kính ảnh thật cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là:

A. f = -15 cm                        B. f = 30 cm

C. f= 15 cm                          D. f = -30 cm.

Câu 6: Trên vành kính lúp có ghi 10x, tiêu cự của kính là:

A. f = 10 m                             B. f = 10 cm

C. f = 2,5 cm                            D. f = 2,5 m.

Câu 7: Thể thủy tinh của mắt là

A. Thấu kính phân kì có tiêu cự thay đổi

B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự không đổi

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự không đổi.

Câu 8: Một khung dây dẫn điện trở 2 Ω hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1T về 0 trong thời gian 0,1 s thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là

A. 2mA                                  B. 2A

C. 0,2A                                  D. 20mA

Câu 9: Cho vecto pháp tuyến của diện tích vuông góc với các đường sức từ thì khi độ lớn cảm ứng từ tăng 2 lần, từ thông

A. không đổi                         B. tăng 4 lần

C. tăng 2 lần                         D. giảm 2 lần

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi

A. Dòng điện giảm nhanh

B. dòng điện tăng nhanh

C. dòng điện biến thiên nhanh

D. dòng điện có giá trị lớn

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.

Câu 12: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với

A. điện trở của mạch

B. điện tích của mạch.                         

C. độ lớn từ thông qua mạch

D. Tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy.

Câu 13: Dòng điện trong một cuộn cảm giảm đều từ 16 A đến 0 trong 0,01 s, suất điện động tự cảm có độ lớn 64 V. Độ tự cảm của cuộn cảm đó là

A. 0,032 H                             B. 0,04 H

C. 0,25 H                               D. 4H.

Câu 14: Một ống dây có độ tự cảm L, ống thứ hai có số vòng dây gấp đôi và tiết diện bằng một nửa so với ống thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống thứ hai là:

A. 4L                                      B. \(\frac{L}{2}\)

C. 2L                                      D. L

Câu 15: Cảm ứng từ của một dòng điện thẳng tại điểm N cách dòng điện 2,5 cm bằng 1,8.10-5 T. Tính cường độ dòng điện:

A. 2,25 A                               B.  1A

C. 3,25 A                               D. 1,25A

Câu 16: Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8cm, vòng kia là R2 = 16cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng và dòng điện chạy trong hai vòng ngược chiều nhau.

A. 4,8.10-5T                           B. 1,6.10-5T

C. 3,9.10-5 T                          D. 2,7.10-5 T

Câu 17: Hai dòng điện có cường độ I1 = 6A và I2 = 9A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 cm trong chân không, I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 6cm và cách I2 8cm có độ lớn là:

A.  3,0.10-5 T                         B.  3,6.10-5 T

C. 2,0.10-5 T                          D. 2,2.10-5 T

Câu 18: Mắt viễn nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm cần đeo kính (kính đeo sát mắt) có độ tụ là:

A. \(D =  - 2,5dp\)            B. \(D =  - 5dp\)

C. \(D = 5dp\)                   D. \(D = 1,5dp\)

Câu 19: Trong các ứng dụng sau đây. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:

A. gương cầu 

B. gương phẳng                    

C. cáp dẫn sáng trong nội soi

D. thấu kính

Câu 20: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch suất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

A. hóa năng                    B. nhiệt năng

C. quang năng.               D. cơ năng.

Câu 21: Một tấm gỗ hình tròn bán kính 4cm, ở tâm O cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miễng gỗ nổi trong một chậu đựng nước chiết suất n = 1,33. Đinh OA ở trong nước, cho OA = 6cm. Mắt đặt trong không khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước một khoảng lớn nhất là

A. OA = 6,39cm            B. OA’ = 3,66cm

C. OA’ = 8,74cm           D. OA’ = 6cm

Câu 22: Vật sáng AB đặt thẳng góc trục chính thấy kính hội tụ cách thấu kính 10 cm. Tiêu cự thấu kính là 20cm. Qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh:

A. Thật, cách thấu kính 10 cm

B. thật, cách thấu kính 20 cm

C. Ảo, cách thấu kính 10 cm 

D. Ảo, cách thấu kính 20 cm

Câu 23: Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

A. Góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới 

B. Khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần 

C. Góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới

D. Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.

Câu 24: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là:

A. \(\sqrt 3 \)                          B. \(\sqrt 2 \)

C. 2                              D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }}\)

Câu 25: Mắt một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12,5cm. Để mắt thấy rõ vật ở xa vô cực thì phải đeo một thấu kính có độ tụ là:

A. \(D =  - 0,02dp\)          B. \(D = 0,02dp\)

C. \(D =  - 2dp\)                D. \(D = 2dp\)

Câu 26: Người ta dùng một thấy kính hội tụ có tiêu cự 5cm để làm kính lúp. Độ bội giác của kính này là:

A. 1,5X.                                 B. 3X 

C. 2,5X                                  D. 5X

Câu 27: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có

 

A. phương ngang hướng sang trái

B. phương ngang hướng sang phải.

C. phương thẳng đứng hướng lên

D. phương thẳng đứng hướng xuống.

Câu 28: Chiết suất của nước là \(\frac{4}{3}\). Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S nằm ở đáy một bể nước sâu 1,2m theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước một khoảng bằng:

A.  80 cm                                B. 1,5 m 

C. 90 cm                                 D. 1m

Câu 29: Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ B = 62,8.10-4 T. Đường kính vòng dây là 10cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là:

A. 5A                                     B. 10A

C. 1A                                     D. 0,5A

Câu 30: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20cm nằm trong từ trường đều cso độ lớn B = 1,2T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là:

A. 0,048 Wb                           B. 24 Wb 

C. 480 Wb                              D. 0 Wb

II – PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của TK sẽ có ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và vật cách thấu kính 25cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.

Câu 2: Dòng điện có cường độ 20A chạy qua một dây dẫn thẳng dài, đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây 10cm có giá trị như thế nào?

 

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần là : \(\left\{ \begin{array}{l}{n_2} < {n_1}\\i \ge {i_{gh}};\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\end{array} \right.\)

Cách giải:

Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần là \(\left\{ \begin{array}{l}{n_2} < {n_1}\\i \ge {i_{gh}}\end{array} \right.\)

Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bởi công thức :

\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{1,33}} \Rightarrow {i_{gh}} = {48^0}45'\)

Chọn D.

Câu 2:

Phương pháp:

Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây : \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{N.I}}{l}\)

Cách giải:

Cảm ứng từ trong lòng ống dây : \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{N.I}}{l}\)

Vậy khi tăng số vòng dây lên gấp đôi, chiều dài ống dây tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần thì :

\(B' = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{2N}}{{2l}}.\frac{I}{4} = \frac{B}{4}\)

Vậy cảm ứng từ sẽ giảm đi 4 lần.

Chọn B.

Câu 3:

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính lực Lorenxo : \(f = q.v.B.\sin \alpha \)

Cách giải:

Ta có :

\({l}f = q.v.B.\sin \alpha \)

\(\Rightarrow \sin \alpha  = \dfrac{f}{{q.v.B}} \)

\(= \dfrac{{{{16.10}^{ - 16}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}{{.2.10}^6}.0,01}} = 0,5\\ \Rightarrow \alpha  = {30^0}\)

Chọn C.

Câu 4:

Phương pháp:

Các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện có dạng phân bố là các đường thẳng song song với trục ống, cách đều nhau, là từ trường đều.

Cách giải:

  

Các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện có dạng phân bố là các đường thẳng song song với trục ống, cách đều nhau, là từ trường đều

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp:

Áp dụng công thức thấu kính  \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f}\\k = \frac{{A'B'}}{{AB}} =  - \frac{{d'}}{d}\end{array} \right.\)

Cách giải:

Áp dụng công thức thấu kính ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} \Rightarrow f = \frac{{d.d'}}{{d + d'}} = \frac{{20.60}}{{20 + 60}} = 15cm\\k = \frac{{A'B'}}{{AB}} =  - \frac{{d'}}{d} =  - 3 \Rightarrow d' = 3d = 60cm\end{array} \right.\)

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp:

Số bội giác của kính lúp: \(G = \frac{{25}}{f}\)

Cách giải:

Áp dụng công thức số bội giác của kính lúp ta có :

 \(G = \frac{{25}}{f} \Rightarrow f = \frac{{25}}{G} = \frac{{25}}{{10}} = 2,5cm\)

Chọn C.

Câu 7:

Thể thủy tinh của mắt là thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi.

Chọn C.

Câu 8:

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính suất điện động cảm ứng : \(|{e_{cu}}| = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}} = N.S.\cos \alpha .\frac{{\left| {\Delta B} \right|}}{{\Delta t}}\)

Sau đó áp dụng định luật Ôm : \(I = \frac{E}{R}\)

Cách giải:

Áp dụng công thức tính suất điện động cảm ứng :

\(|{e_{cu}}| = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}} = N.S.\cos \alpha .\frac{{\left| {\Delta B} \right|}}{{\Delta t}}\)

\(= 1.0,{2^2}.\frac{1}{{0,1}} = 0,4V\)

Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn : \(I = \frac{E}{R} = \frac{{0,4}}{2} = 0,2A\)

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp:

Công thức xác định từ thông \(\Phi  = N.B.S.\cos \alpha ;\alpha  = \left( {\overrightarrow n ;\overrightarrow B } \right)\)

Cách giải:

Ta có : \(\Phi  = N.B.S.\cos \alpha ;\alpha  = \left( {\overrightarrow n ;\overrightarrow B } \right)\)

Vì vecto pháp tuyến của diện tích vuông góc với các đường sức từ nên :

\(\alpha  = \left( {\overrightarrow n ;\overrightarrow B } \right) = {90^0} \Rightarrow \cos \alpha  = 0\)

Do đó khi B tăng dần thì Ф vẫn không đổi và bằng 0.

Chọn A.

Câu 10:

Phương pháp:

Suất điện động tự cảm \({e_{tc}} =  - L.\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\) .

Cách giải:

Suất điện động tự cảm \({e_{tc}} =  - L.\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\) .

Vậy suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi dòng điện biến thiên nhanh (tăng nhanh hoặc giảm nhanh).

Chọn D.

Câu 11:

Phương pháp:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái : Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện. Ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.

Cách giải:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái : Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện. Ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.

  

Vậy chiều của lực từ đổi chiều khi đổi chiều dòng điện hoặc đổi chiều cảm ứng từ. Khi đổi chiều cả dòng điện và cảm ứng từ thì chiều lực từ không đổi.

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp:

Suất điện động cảm ứng: \(|{e_{cu}}| = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}} = N.S.\cos \alpha .\frac{{\left| {\Delta B} \right|}}{{\Delta t}}\)

Cách giải:

Độ lớn của suất điện động cảm ứng: \(|{e_{cu}}| = \frac{{\left| {\Delta \Phi } \right|}}{{\Delta t}} = N.S.\cos \alpha .\frac{{\left| {\Delta B} \right|}}{{\Delta t}}\)

Vậy độ lớn của suất điện động cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín.

Chọn D.

Câu 13:

Phương pháp:

Suất điện động tự cảm \({e_{tc}} =  - L.\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}} \Rightarrow |{e_{tc}}| = L.\frac{{|\Delta i|}}{{\Delta t}}\) .

Cách giải:

Ta có: \(|{e_{tc}}| = L.\frac{{|\Delta i|}}{{\Delta t}} \Rightarrow L = \frac{{|{e_{tc}}|.\Delta t}}{{|\Delta i|}}\)

\(= \frac{{64.0,01}}{{16}} = 0,04H\)

Chọn B.

Câu 14:

Phương pháp:

Độ tự cảm của ống dây : \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}.S}}{l}\)

Cách giải:

Độ tự cảm của ống dây của ống dây thứ nhất là:

\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}.S}}{l}\)

Độ tự cảm của ống dây của ống dây thứ hai là:

\(L' = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{{(2N)}^2}}}{l}.\frac{S}{2} = 2L\)

Chọn C.

Câu 15:

Phương pháp:

Cảm ứng từ của dòng điện thẳng \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)

Cách giải:

Ta có: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)

\(\Rightarrow I = \frac{{B.r}}{{{{2.10}^{ - 7}}}} = \frac{{1,{{8.10}^{ - 5}}.2,{{5.10}^{ - 2}}}}{{{{2.10}^{ - 7}}}} = 2,25A\)

Chọn A.

Câu 16:

Phương pháp:

Cảm ứng từ tại tâm của vòng dây điện tròn: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{N.I}}{R}\)

Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của cảm ứng từ : Nắm tay phải sao cho các ngón tay khum lại theo chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của cảm ứng từ.

Vẽ hình biểu điễn vecto cảm ứng từ. Áp dụng nguyên lý chồng chất từ trường : \(\overrightarrow B  = \overrightarrow {{B_1}}  + \overrightarrow {{B_2}}  + ...\)

Cách giải:

Hình vẽ :

  

Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của cảm ứng từ : Nắm tay phải sao cho các ngón tay khum lại theo chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của cảm ứng từ.

Ta thấy vecto \(\overrightarrow {{B_1}} \) có chiều đi vào trong, còn vecto \(\overrightarrow {{B_2}} \) có chiều đi ra ngoài.

Áp dụng nguyên lý chồng chất từ trường : \(\overrightarrow B  = \overrightarrow {{B_1}}  + \overrightarrow {{B_2}} \)

Vì :

\({l}\overrightarrow {{B_1}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{B_2}}  \Rightarrow B = \left| {{B_1} - {B_2}} \right| \)

\(= 2\pi {.10^{ - 7}}.\left| {\frac{{{I_1}}}{{{R_1}}} - \frac{{{I_2}}}{{{R_2}}}} \right|\\B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\left| {.\frac{{10}}{{0,16}} - \frac{{10}}{{0,08}}} \right|\) \( = 3,{93.10^{ - 5}}T\)

Chọn C.

Câu 17:

Phương pháp:

Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài : \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)

Vẽ hình biểu diễn. Áp dụng nguyên lý chồng chất từ trường : \(\overrightarrow B  = \overrightarrow {{B_1}}  + \overrightarrow {{B_2}} \)

Cách giải:

Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta xác định được các vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_1}} ;\overrightarrow {{B_2}} \)

Vẽ hình biểu diễn.

 

Áp dụng nguyên lý chồng chất từ trường : \(\overrightarrow B  = \overrightarrow {{B_1}}  + \overrightarrow {{B_2}} \)

Từ hình vẽ, ta thấy hai vecto vuông góc với nhau, do đó :

\({l}B = \sqrt {B_1^2 + B_2^2} \)

\( = {2.10^{ - 7}}\sqrt {{{\left( {\frac{{{I_1}}}{{{r_1}}}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{{I_2}}}{{{r_2}}}} \right)}^2}} \\ \Rightarrow B = {2.10^{ - 7}}.\sqrt {{{\left( {\frac{6}{{0,06}}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{9}{{0,08}}} \right)}^2}}\)

\(  = {3.10^{ - 5}}T\)

Chọn A.

Câu 18:

Phương pháp:

Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm thì người này cần đeo thấu kính hội tụ để nó tạo ra ảnh ảo tại điểm cực cận cách mắt 40cm.

Áp dụng công thức thấu kính \(\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f}\) và công thức độ tụ \(D = \frac{1}{f}\)

Cách giải:

Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm thì người này cần đeo thấu kính hội tụ để nó tạo ra ảnh ảo tại điểm cực cận cách mắt 40cm.

Tức là : d = 25cm và d' = -40cm

Áp dụng công thức thấu kính

 \({l}\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} \Rightarrow f = \frac{{d.d'}}{{d + d'}} = \frac{{25.( - 40)}}{{25 + ( - 40)}}\)

\(= \frac{{200}}{3}cm = \frac{2}{3}m\\ \Rightarrow D = \frac{1}{f} = \frac{3}{2} = 1,5dp\)

Chọn D.

Câu 19:

Phương pháp:

Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong Y học.

Cách giải:

Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần cáp dẫn sáng trong nội soi.

Chọn C

Câu 20:

Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch suất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ cơ năng.

Chọn D.

Câu 21:

Phương pháp:

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng : \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Vẽ hình, áp dụng các định lý về hình học.

Cách giải:

Ta có hình vẽ :

 

Ta có thể nhìn thấy ảnh của đinh OA lớn nhất khi nhìn theo tia khúc xạ IR như hình vẽ.

Trong tam giác OAI ta có : \(\sin i = \frac{R}{{AI}} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }}\)

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có :

\({l}\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \Rightarrow \sin r = {n_{nc}}.\sin i \)

\(= 1,33.\frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }}\\ \Rightarrow \sin r = 1,33.\frac{4}{{\sqrt {{4^2} + {6^2}} }} = 0,7378\)

\(\Rightarrow r = {47^0}32'\)

Trong tam giác OIA’ ta có :

\(\tan r = \frac{{OI}}{{OA'}} \)

\(\Rightarrow OA' = \frac{{OI}}{{\tan r}} = \frac{R}{{\tan r}} = \frac{4}{{\tan r}} = 3,66cm\)

Chọn B.

Câu 22:

Phương pháp:

Áp dụng công thức thấu kính \(\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f}\) 

Cách giải:

Áp dụng công thức thấu kính ta có :

\(\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} \Rightarrow d' = \frac{{d.f}}{{d - f}} = \frac{{10.20}}{{10 - 20}} \) \(=  - 20\left( {cm} \right)\) 

Vậy ảnh là ảo và cách thấu kính 20 cm.

Chọn D.

Câu 23:

Phương pháp:

Định luật khúc xạ ánh sáng : \({n_1}.\sin i = {n_2}.{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)

Cách giải:

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng : \({n_1}.\sin i = {n_2}.{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)

Vậy khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.

Chọn B.

Câu 24:

Phương pháp:

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Cách giải:

Ta có : \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \Rightarrow \frac{{{n_2}}}{1} = \frac{{\sin {{45}^0}}}{{\sin {{30}^0}}} = \sqrt 2 \)

Chọn B.

Câu 25:

Phương pháp:

Để mắt cận thấy rõ vật ở xa vô cực thì phải đeo một thấu kính có tiêu cự \[f =  - O{C_V}\]

Công thức tính độ tụ : \(D\,(dp) = \frac{1}{{f(m)}}\)

Cách giải:

Để mắt cận thấy rõ vật ở xa vô cực thì phải đeo một thấu kính có tiêu cự :

\[f =  - O{C_V} =  - 50cm =  - 0,5m\]

Độ tụ của kính : \(D = \frac{1}{{f(met)}} = \frac{1}{{ - 0,5}} =  - 2dp\)

Chọn C.

Câu 26:

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính độ bội giác \(G = \frac{{25}}{f}\)

Cách giải:

Độ bội giác của kính lúp này là : \(G = \frac{{25}}{f} = \frac{{25}}{5} = 5\)

Chọn D.

Câu 27:

Phương pháp:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện. Ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.

Cách giải:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện. Ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.

 

Lực từ tác dụng lên dây được biểu diễn trên hình:

 

Vậy lực có phương ngang hướng sang trái.

Chọn A.

Câu 28:

Phương pháp:

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Vẽ hình và áp dụng các công thức hình học.

Cách giải:

Vẽ hình :

 

Trong tam giác AIH ta có \(\sin i = \frac{{HI}}{{AI}}\)

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có :

\(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \Rightarrow \sin r = {n_{nc}}.\sin i = 1,33.\frac{{HI}}{{AI}}\)

Trong tam giác HIA’ ta có: \(\tan r = \frac{{HI}}{{HA'}} \Rightarrow HA' = \frac{{HI}}{{\tan r}}\)

Vì các góc i và r đều rất nhỏ nên ta lấy gần đúng tan r ≈ sin r ≈ r

Do đó ta có :

 \(HA' = \frac{{HI}}{{\tan r}} \approx \frac{{HI}}{{\sin r}} = \frac{{HI}}{{{n_{nc}}.\frac{{HI}}{{AH}}}} = \frac{{AH}}{{{n_{nc}}}} \)

\(= \frac{{1,2}}{{\frac{4}{3}}} = 0,9m = 90cm\)

Chọn C.

Câu 29:

Phương pháp:

Cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn : \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{N.I}}{R}\)

Cách giải:

Ta có :

\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{N.I}}{R} \Rightarrow I = \frac{{B.R}}{{2\pi {{.10}^{ - 7}}.N}} \)

\(= \frac{{62,{{8.10}^{ - 4}}.0,1}}{{2\pi {{.10}^{ - 7}}.100}} = 10A\) 

Chọn B.

Câu 30:

Phương pháp:

Công thức tính từ thông : \(\Phi  = N.B.S.\cos \alpha ;\alpha  = \left( {\overrightarrow n ;\overrightarrow B } \right)\) 

Cách giải:

Từ thông qua khung dây đó là :

\(\Phi  = N.B.S.\cos \alpha  = 1.1,2.0,{2^2}.\cos {0^0} \)

\(= 0,048{\rm{W}}b\) 

Chọn A.

II – PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 :

Phương pháp :

TKPK luôn cho ảnh ảo.

Ảnh ngược chiều vật là ảnh thật, vậy đây là TKHT

Áp dụng công thức thấu kính\(\left\{ \begin{array}{l}k = \frac{{A'B'}}{{AB}} =  - \frac{{d'}}{d}\\\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f}\end{array} \right.\)

Cách giải :

Ảnh ngược chiều vật là ảnh thật, vậy đây là TKHT.

Áp dụng công thức thấu kính ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}k = \frac{{A'B'}}{{AB}} =  - \frac{{d'}}{d} =  - 4 \Rightarrow d' = 4d = 4.25 = 100\\\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} \Rightarrow f = \frac{{d.d'}}{{d + d'}} = \frac{{25.100}}{{25 + 100}} = 20cm\end{array} \right.\)

Vậy đây là TKHT có tiêu cự f = 20 cm.

Câu 2 :

Phương pháp :

Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài : \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)

Cách giải :

Cảm ứng từ tại M cách dây 10cm có giá trị :

\(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r} = {2.10^{ - 7}}.\frac{{20}}{{0,1}} \) 

\(= {4.10^{ - 5}}T\)

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close