Đề kiểm tra học kì 1 sử 11 - Đề số 12 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra học kì 1 sử 11 - Đề số 12 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1. Các nước tư bản chủ yếu đua nhau xâm lược Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX là?

A. Đức và Pháp.

B. Anh và Mĩ

C. Pháp và Mĩ.

D. Anh và Pháp

Câu 2. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung cơ bản là

A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.

B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.

D. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.

Câu 3. Vào thế kỉ XX, Mã Lai là thuộc địa của nước nào?

A. Thực dân Pháp.                                          

B. Thực dân Bồ Đào Nha.

C. Thực dân Tây Ban Nha.                            

D. Thực dân Anh

Câu 4. Sự  kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia hoàn toàn trờ thành thuộc dịa của Pháp?

A. Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884.

B. Pháp gây áp lực buộc Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.

C. Gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnom Pênh.

D. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi.

Câu 5. Phong trào “Ai Cập trẻ” đã lôi cuốn được các giai cấp và tầng lớp nào tham gia?

A. Một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến bộ.

B. Một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân.

C. Một số tiểu tư sản và tri thức ở thành thị.

D. Một số trí thức và sĩ quan yêu nước.

Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào thời gian nào?

A. Ngày 28 tháng 6 năm 1914.

B. Ngày 28 tháng 7 năm 1914.

C. Ngày 28 tháng 8 năm 1914.                          

D. Ngày 28 tháng 9 năm 1914

Câu 7. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.

C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.

D. Bị các nước đế quốc thôn tính.

Câu 8. Tầng lớp Đaimyô được xem là quốc vương của một lãnh địa vì

A. Có chế độ thuế khóa, luật pháp và quân đội riêng.

B. Không phục tùng các mệnh lệnh của Sô – gun.

C. Khi có chiến tranh họ không cần góp sức với chính phủ trung ương.

D. Quyền lực của họ cao hơn Thiên Hoàng.

Câu 9. Tại sao trong công cuộc xây dựng CNXH Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa XHCN?

A. Liên Xô là một nước lạc hậu, nằm trong vòng vây của thù địch và sự cấm vận của các nước TBCN.

B. Do tư nhân nắm toàn quyền kinh tế trong thị trường.

C. Do nhận viện trợ của nước ngoài để cải tạo đất nước, khôi phục kinh tế.

D. Do không có sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích mà dựa vào các nguồn lợi từ ngoài và tiến hành tự do các cải cách kinh tế.

Câu 10. Đâu không phải là lí do Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản không đi theo con đường cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng?

A. Do những nước này không có thuộc địa hoặc có ít tuộc địa.

B. Thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất.

C. Phát xít hóa là xu thế tiến bộ của thế giới.

D. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 11. Vì sao nền kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939)?

A. Do tàn dư của thế chiến thứ nhất

B. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thừa.

C. Do tình trạng lạm phát của đất nước.

D. Do tình hình chính trị không ổn định

Câu 12. Vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?

A. Khủng hoảng diễn ra trầm trọng trong ngành tài chính, ngân hàng.

B. Khủng hoảng diễn ra trầm trong trong ngành công nghiệp.

C. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm

D. Khủng hoảng kinh tế.

Câu 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một …, tổng lực, toàn diện và có sử dụng …, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển.

A. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hiện đại hàng loạt.

B. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.

C. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.

D. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hiện đại hàng loạt.

Câu 14. Tính chất của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất?

A. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn.

B. Là cuộc chiến tranh không cân sức giữa các đế quốc già và các đế quốc trẻ.

C. Là cuộc chiến tranh làm rung chuyển châu Âu, thay đổi trật tự thế giới.

D. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược và hiếu chiến của các nước đế quốc.

Câu 15. Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc 1914 để lại là gì?

A. Kinh tế suy sụp.

B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.

C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.

D. Kinh tế suy sụp, mâu thuần xã hội gay gắt.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (4.0 điểm) Nền kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó là gì?

Câu 2. (3.0 điểm) Tại sao năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?  

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.D

2.B

3.D

4.A

5.D

6.C

7.C

8.A

9.A

10.C

11.B

12.C

13.B

14.D

15.D

Câu 1.

Phương pháp: (Sgk trang 8)

Cách giải:

Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. Lợi dung cơ hội này, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp, tranh nhau xâ lược Ấn Độ.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: (Sgk trang 15)

Cách giải:

Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là cơ sở đề ra cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội, đó là: “Dân tộc độc  lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

- Dân tộc độc lập: Dân tộc độc lập: Phản đối chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt cấu kết xâm lược, mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc.

- Dân quyền tự do: Dân quyền tự do: Thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm dụng chế độ hiện hành của Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử, kêu gọi bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp.

- Dân sinh hạnh phúc: Quyền về đất đai của mỗi người dân và kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: (Sgk trang 19)

Cách giải:

Mã Lai là quốc gia sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: (Sgk trang 22)

Cách giải:

Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng. Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: (Sgk trang 28)

Cách giải:

Ở Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức bí mật “Ai Cập trẻ”.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: (Sgk trang 33)

Cách giải:

Mâu thuẫn giữa Anh và Đức là mâu thuẫn nổi bật từ trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Anh là đế quốc “già” nắm trong tay nhiều thuộc địa trong khi Đứclà đế quốc “trẻ”, ít thuộc địa.

Vì thế, sau khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp thì ngay sau đó Anh đã tuyên chiến với Đức nhằm chặn đúng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của đế chế Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, có gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp đế chế Ottoman và đế quốc Áo – Hung xuống thành nhưng cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Đông rất nhiều dầu mỏ.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: (Sgk trang 48)

Cách giải:

Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đoi xảy ra ở nhiều nơi,..Quân đội liên tiếp thua trận . Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng  lan rộng khắp cả nước.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: (Sgk trang 4), suy luận

Cách giải:

Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong cả nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Mỗi lãnh địa sẽ có quân đội, chế độ thuế khóa và luật pháp riêng giống như một vương quốc thu nhỏ.

- Khái niệm: Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

- Đời sống kinh tế :

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

-  Đời sống chính trị trong lãnh địa :

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...

+ Đời sống lãnh chúa:

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Đối với nông nô: bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

 Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

Chọn đáp án: A

Câu 9.

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

 Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây, kĩ thuật , thiết bị lệ thuộc vào nước ngoài : nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.                           

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: (Sgk trang 62, chữ in nhỏ), suy luận

Cách giải:

Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản là những nước không có hoăc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường nên đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.

Chọn đáp án: C

Câu 11.

Phương pháp: (Sgk trang 66)

Cách giải:

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 (khủng hoảng thừa), nền kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt:

- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.

- Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.

- Số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người.

Chọn đáp án: B

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 71, suy luận.

Cách giải: Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm (trầm trọng nhất) vào năm 1932, biểu hiện toàn diên ở nhiều lĩnh vực:

- Sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929).

- 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng phải đóng cửa, 75% trại dân bị phá sản…

=> Số người thất nghiệp lên đến đỉnh điểm: chục triệu người.

Chọn đáp án: C

Câu 13.

Phương pháp: phân tích, liên hệ

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một cuộc chiến tranh hiện đại, tổng lực, toàn diện và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt (vũ khí hóa học, súng máy, tàu ngầm, đạn pháo phá mảnh), là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển. Các nhà nghiên cứu quân sự đánh giá cuộc chiến trên bộ của chiến tranh này là chiến tranh với công nghệ của thế kỷ 20 và với tư duy chiến thuật của thế kỷ 19 với phương thức tiến hành chiến tranh lạc hậu đánh nhau thương vong cực kỳ to lớn mà hiệu quả chiến đấu rất thấp. Ngược lại chiến tranh trên biển và trên không mang tính chất rất cách mạng với hình thức chiến tranh khác rất xa với các cuộc chiến tranh trước đây, và sau này được Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển lên mức cao hơn.

Chọn đáp án: B

Câu 14.

Phương pháp: phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Về tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.

- Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng.

- Dựa vào mục đích cùa các nước tham chiến và hậu quả của cuộc chiến tranh để phân tích tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh đế quốc này.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức là có tác dụng chính quyết định.

Chọn đáp án: D

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 48

Cách giải:

Năm 1914, Nga hoàng tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế sup sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi,…Quân đội liên tiếp thua trận . Mỗi nỗi thống khổ đè nặng lên đầu nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân và hơn 100 dân tộc khác sống trong đế quốc Nga.

=> Phong trào phản đối chiến tranh, đồi lật đổ Nga hoàng lan rộng khắp nước.

Chọn đáp án: D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

* Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ:

- Các ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao. Chỉ trong vòng 6 năm (1923 – 1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất đươc 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

- Về tài chính: từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đôla trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

- Mặc dù vậy, do sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá, đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ.

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại “những cơ hội vàng” cho nước Mĩ. Mĩ đã tranh thủ chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe của cuộc chiến, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.

- Với nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong suốt những năm trong và sau chiến tranh thế giới, Mĩ đã trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

- Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật,thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh.

- Mĩ là nước không chịu sư tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2:

Năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.

- Tháng 2-1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bủng nổ ở Nga. Cuộc cách mạng tháng Hai thắng lợi: chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoang bị sụp đổ, bầu ra các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời, nước Nga trở thành nước Cộng hòa.

- Sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó lá tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vich đã chuẩn bị kế hoạch, lãnh đạo quân dân Nga tiến hành cuộc cách mạng thứ hai, đó là cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. Vì thế năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng:

+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản, đã lật đổ được Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close