Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sửĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm Đề bài Câu 1: Nội dung nào sau đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp? A. Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược ở Trung Bộ. B. Mở thế tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc. C. Kết hợp oanh tạc bằng phi pháo kết hợp với chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế. D. Thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa biên giới Việt – Trung. Câu 2: Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp là A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 3: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Dùng người Việt đánh người Việt. B. Dùng quân Mĩ để tiến hành chiến tranh. C. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 4: Tháng 9-1945, Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi thành A. Quân đội quốc gia Việt Nam. B. Vệ Quốc đoàn. C. Cứu quốc quân D. Quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 5: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới thể hiện trong học thuyết A. Hasimoto. B. Phucưđa. C. Kaiphu. D. Miyadaoa. Câu 6: Nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đề ra trong A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam khóa VI (24-6 – 3-7-1976). B. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973). C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975). D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975). Câu 7: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. C. giải phóng người lao động khỏi mọi sự áp bức. D. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Câu 8: Tháng 12-1973, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế A. Dân chủ Cộng hòa. B. Tổng thống Liên bang. C. Quân chủ Lập hiến D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa Câu 9: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào? A. Khai mỏ. B. Nông nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Công nghiệp nhẹ. Câu 10: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. B. sự tăng cường, sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. C. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước. D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Câu 11: Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đấu tranh chống A. đế quốc Pháp và tay sai. B. đế quốc và phong kiến. C. đế quốc phát xít Pháp – Nhật. D. chế độ phản động thuộc địa Pháp. Câu 12: Đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX là A. Phan Châu Trinh. B. Phan Bội Châu. C. Lương Văn Can. D. Nguyễn Trường Tộ. Câu 13: Thắng lợi của quân dân Việt Nam làm thất bại bước đầu âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)? A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. D. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954. Câu 14: Nội dung nào sau đây không nằm trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. B. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. C. Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt. D. Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. Câu 15: Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là khởi nghĩa A. Hương Khê. B. Ba Đình. C. Bãi Sậy. D. Yên Thế. Câu 16: Liên minh giữa các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản (hình thành năm 1937) được gọi tắt là A. phe Trục. B. phe Liên minh. C. phe Hiệp ước. D. phe Đồng minh. Câu 17: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2-1945) là A. thành lập phe Đồng minh để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. B. phân chia thế giới thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít. D. thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Câu 18: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu? A. Chống phản động thuộc địa. B. Chống đế quốc và tay sai. C. Chống đế quốc Pháp – Nhật. D. Chống quân phiệt Nhật. Câu 19: Năm 1904, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập tổ chức nào? A. Hội Duy tân. B. Hội Phục Việt. C. Việt Nam Quang phục hội. D. Việt Nam nghĩa đoàn. Câu 20: Để góp phần xây dựng hậu phương kháng chiến năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã A. quyết định phát động phong trào thi đua yêu nước. B. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. C. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. D. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Câu 21: Nội dung nào phản ánh đầy đủ về quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX? A. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. B. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc. C. Sự phát triển và tác động mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế. D. Sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Câu 22: Kể từ năm 1950, biểu hiện nào cho thấy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp ngày càng chịu sự tác động của cục diện hai cực – hai phe? A. Các nước XHCN công nhận, ủng hộ Việt Nam, trong khi Mĩ viện trợ ngày càng nhiều cho Pháp. B. Các nước phương Tây ra sức viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến để chống lại Việt Nam. C. Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. D. Mĩ muốn thông qua viện trợ kinh tế - quân sự, từng bước gạt Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh. Câu 23: Kế hoạch Macsan (1947) của Mĩ có mục đích quan trọng nhất là A. viện trợ cho các nước Châu Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh. B. thể hiện sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Mĩ đối với Tây Âu. C. chống chế, lôi kéo các nước Tây Âu liên minh với Mĩ chống Liên Xô. D. thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu và chi phối. Câu 24: Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là A. được tiến hành bằng quân đội Mĩ. B. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. D. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. Câu 25: Yếu tố quyết định để khuynh hướng dân chủ tư sản du nhập và trở thành khuynh hướng chủ đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Khuynh hướng cứu nước theo ngọn cờ phong kiến thất bại. B. Sự chuyển biến của các văn thân, sĩ phu thức thời. C. Khuynh hướng dân chủ tư sản có sức sống mãnh liệt trong nhân dân. D. Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những lực lượng mới, tiến bộ hơn. Câu 26: Bài học kinh nghiệm nào của phong trào cách mạng 1936-1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng vào Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Kết hợp giữa lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị nổi dậy giành chính quyền. B. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. C. Tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền đồng loạt ở cả thành thị, nông thôn và rừng núi. D. Tổ chức lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh giành và giữ chính quyền cách mạng. Câu 27: Yếu tố nào quyết định việc Việt Nam phải tiến hành đổi mới đất nước (từ năm 1986)? A. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng. C. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với những thành tựu phi thường. D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách. Câu 28: Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do A. sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc. B. có sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới. C. sự đoàn kết của các nước trong từng khu vực. D. ý thức dân tộc và sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng. Câu 29: Yếu tố nào dưới đây làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. B. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. C. Trật tự hai cực Ianta được xác lập trên thế giới D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 30: Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh điều gì? A. Mô hình xã hội chủ nghĩa được xây dựng chưa phù hợp. B. Sự lớn mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa. C. Sự thất bại của phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. D. Sự thắng lợi trong việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 31: Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng lao động Việt Nam là A. kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của các lực lượng vũ trang. B. bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ. C. kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. D. quyết định tổng công kích, tạo thời cơ để tổng khởi nghĩa thắng lợi. Câu 32: So với cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954, hướng tiến công của ta trong hè năm 1954 có gì thay đổi? A. Ta chuyển sang tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. B. Ta đánh vào nơi địch đông và mạnh nhất. C. Đánh vào nơi quan trọng về chiến lược nhưng địch sơ hở. D. Tập trung lực lượng tiến công cơ quan đầu não của địch. Câu 33: Phong trào cách mạng trong những năm 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào đấu tranh A. chỉ có tính dân chủ. B. mang tính dân tộc sâu sắc. C. vừa có tính dân tộc vừa có tính dân chủ. D. mang tính chất dân chủ tư sản. Câu 34: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)? A. Đều nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn. C. Đều chủ trương thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân. D. Đều đẩy mạnh chiến tranh phá hoại để ngăn chặn chi viện của miền Bắc. Câu 35: Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946) được đánh giá là A. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. B. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. C. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. D. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Câu 36: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu cách mạng Việt Nam thực hiện được mục tiêu: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”? A. Mĩ kí Hiệp định Pari, rút quân khỏi Việt Nam (1973). B. Mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976). D. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976). Câu 37: Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) phù hợp với A. địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp. B. quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng vô sản. C. số lượng và địa vị kinh tế của các giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. D. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 38: Sự tồn tại hai nhà nước Đông Đức và Tây Đức tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế ở châu Âu trong những năm 1945-1973? A. Làm cho tình trạng chiến tranh lạnh bao trùm các nước châu Âu. B. Làm cho nước Đức trở thành tâm điểm đối đầu ở châu Âu của hai cực Xô – Mĩ. C. Kéo theo sự xuất hiện hai khối TBCN – XHCN đối lập nhau. D. Buộc Tây Âu phải liên minh với Mĩ để thúc đẩy quá trình thống nhất nước Đức. Câu 39: Khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc vì Cương lĩnh A. chỉ chủ trương đánh đổ đế quốc và tay sai để giành độc lập cho dân tộc. B. không chủ trương đánh đổ phong kiến để làm cách mạng ruộng đất. C. chủ trương đánh đổ đế quốc trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị. D. tách rời hoàn toàn hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến. Câu 40: Sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) thái độ và hành động của thực dân Pháp có gì khác so với trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1874)? A. Quân Pháp lo sợ, chủ động thương thuyết với nhân dân. B. Pháp hoang mang, tìm cách thương lượng với triều đình. C. Pháp càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. D. Tàn quân Pháp tháo chạy về Hà Nội, rút hết quân khỏi Bắc Kì. Lời giải chi tiết
|