Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Đề bài

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Câu 1. Sông A – ma – dôn chảy qua khu vực có kiểu khí hậu

A. xích đạo.

B. cận nhiệt gió mùa.

C. cận nhiệt địa trung hải.

D. ôn đới hải dương.

Câu 2. Dao động thuỷ triều lớn nhất khi:

A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng.          

B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc.

C. Mặt Trăng gần Trái Đất nhất.

D. Mặt Trời gần Trái Đất nhất.

Câu 3. Ở những vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa thường xuất hiện các dòng biển ........... theo mùa.

A. nóng                                   B. lạnh

C. đổi chiều                             D. ấm

Câu 4. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở đâu?

A. Hai vĩ tuyến 30 – 400.

B. Hai chí tuyến.        

C. Hai bên Xích đạo.

D. Hai cực.

Câu 5. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là:

A. Tầng đất.                     B. Thổ nhưỡng.

C. Độ phì của đất.            D. Phẫu diện đất.

Câu 6. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là:

A. Sinhvật.                      B. Đá gốc.

C. Đá mẹ.                       D. Thời gian.

Câu 7. Thời gian hình thành đất được gọi là gì?

A. Tuổi đất.

B. Thổ nhưỡng quyển.

C. Độ phì của đất.

D. Tuổi địa chất.

Câu 8. Giới hạn phía trên của sinh quyển tiếp giáp với

A. tầng ô dôn của khí quyển.

B. tầng bình lưu của khí quyển.

C. tầng giữacủa khí quyển.

D. tầng i – oncủa khí quyển.

Câu 9. Đất mặn thích hợp trồng những loài cây nào?

A. Sồi, trắc, gụ.

B. Thông, tùng, bạch dương.

C. Sú, vẹt, đước.

D. Lim, gụ, cẩm lai.

Câu 10. Ý nào sau đây thể hiện tác động tiêu cực của con người tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.                                  

B. Thành lập các vườn quốc gia.

C. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.                            

D. Đưa động vật nuôi từ nơi này sang nơi khác.

Câu 11. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ  độ gọi là:

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

B. Quy luật địa đới.

C. Quy luật địa ô.

D. Quy luật phi địa đới.

Câu 12. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là:

A. Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.

B. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

C. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

D. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

Câu 13. Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung trong

A. khu vực I.                    B. khu vực II.

C. khu vực III.                  D. khu vực I và II.

Câu 14. Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và

A. số năm đi học của những người từ 15 tuổi trở lên.

B. số năm đi học của những người từ 20 tuổi trở lên.

C. số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.

D. số năm đi học của những người từ 30 tuổi trở lên.

Câu 15. Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép về:

A. Kinh tế, xã hội và môi trường.

B. Khoa học kỹ thuật và môi trường.

C. Văn hoá và khoa học kỹ thuật.

D. Quyền sở hữu và kinh tế.

Câu 16. Tỉ suất sinh thô là

A. tương quan giữa số trẻ em dưới 5 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

B. tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

C. tương quan giữa số trẻ em dưới 2 tuổi trong một năm so với số dân trung bình.

D. tương quan giữa số trẻ em dưới 3 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

Câu 17. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì về môi trường tự nhiên?

A. Gây mất mùa.

B. Hư hỏng nhà cửa.

C.Gây xói mòn, sạt lở đất đai.

D. Phá hoại đường giao thông.

Câu 18. Mưa lớn và tập trung theo mùa nên sông ngòi miền Trung nước ta có đặc điểm:

A. Lưu lượng nước sông và tốc độ dòng chảy lớn.  

B. Lưu lượng nước sông và phù sa thấp.      

C.Tốc độ dòng chảy và phù sa thấp.

D. Phù sa và khả năng bồi tụ về phía biển lớn.

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ra sóng thần?

A. Chuyển động của các dòng biển.

B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất.

C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương.

D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi.

Câu 20. Ý nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra thủy triều?

A. Chuyển động của các dòng biển.

B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất.

C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương.

D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi.

Câu 21. Cho bảng số liệu:

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM

 

Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10

Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về xu hướng phát triển dân số trên thế giới?

A. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi có xu hướng gia tăng.

B. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi có xu hướng rút ngắn lại.

C. Dân số thế giới tăng đều qua các năm.

D. Dân số thế giới tăng rất nhanh trong giai đoạn 1804 - 1927.

Câu 22. Sự khác biệt giữa tháp dân số kiểu thu hẹp với tháp dân số kiểu mở rộng là

A. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.

B. đáy tháp hẹp và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

C. đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải.

D. đáy tháp hẹp, mở rộng thân và đỉnh tháp.

Câu 23. Cho bảng số liệu:

LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Đơn vị: nghìn người

  Năm

Thành phần

2000

2008

2012

Nhà nước

4358,2

5059,3

5381,0

Ngoài Nhà nước

32358,6

39707,1

44603,4

Có vốn đầu tư nước ngoài

358,5

1694,4

1714,6

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2014)

Để thể hiện qui mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2012 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.                                    B. Tròn.

C. Miền.                                  D. Đường.

Câu 24.Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, dân số nước ta năm 201593,44 triệu người năm 201694,44 triệu người. Vậy tỉ suất gia tăng dân số nước ta năm 2016

A. 0,99%.                    B. 1,01%.

C. 1,05%.                    D. 1,07%.

Câu 25. Cho bảng số liệu:

TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ NƯỚC TAGIAI ĐOẠN 1960 – 2012

(Đơn vị: ‰)

Năm

 

1960

1999

2006

2012

Tỉ suất sinh thô

46

19.9

18.6

16.9

Tỉ suất tử thô

12

5.6

5.0

7.0

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014)

Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về gia tăng dân số tự nhiên Việt Nam giai đoạn 1960 – 2012?

A. Tỉ suất sinh thô giảm liên tục.

B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta năm 1999 là 1,34 %.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.

D. Tỉ suất tử thô nhỏ hơn tỉ suất sinh thô.

Câu 26. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1979 – 2011

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2013)

Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn 1979 – 2011?

A. Nhóm tuổi trên 60 tăng liên tục.

B. Năm 2011 nước ta là nước có cơ cấu dân số già.

C. Nhóm tuổi 0 - 14 có xu hướng giảm.

D. Nhóm tuổi 15 – 59 có tỉ trọng lớn nhất.

Câu 27. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỉ suất sinh thô của Việt Nam năm 2015 là 16,2‰ và tỉ suất tử thô là 6,8‰. Vậy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2015 là

A. 0,94%.                                B. 0,95%.

C. 0,96%.                                D. 0,97%.

Câu 28. Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2017

(Đơn vị: triệu người)

Quốc gia

 

Hoa Kì

Bra - xin

Liên Bang Nga

Nhật Bản

Số dân

325,8

210,7

143,3

126,1

(Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 2017)                    

Để thể hiện dân số của một số quốc gia trên thế giới tính đến tháng 3 năm 2017 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.                                    B. Tròn.

C. Miền.                                  D. Đường.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Phân tích tác động của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đến chế độ nước sông.

Câu 2. (1,0 điểm)

Chứng minh nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất thay đổi theo quy luật địa đới.

Câu 3. (1,0 điểm)

Cho hình ảnh sau:

Dựa vào hình 19.11 và kiến thức đã học, giải thích tại sao ở độ cao từ 2000m đến 2800m ở sườn Tây dãy Cap-ca thực vật chủ yếu là địa y và cây bụi lại hình thành đất sơ đẳng xen lẫn đá?

Lời giải chi tiết

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

1 2 3 4 5 6 7
A A C C C C A
8 9 10 11 12 13 14
A C C B C C C
15 16 17 18 19 20 21
A B C A C B B
22 23 24 25 26 27 28
A B D B B A A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Phân tích tác động của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đến chế độ nước sông.

- Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Nơi có mưa nhiều, lưu lượng nước sông lớn. Mùa lũ của sông thường trùng với mùa mưa; mùa cạn của sông trùng với mùa khô; nơi nào có mưa quanh năm, nước sông thường đầy quanh năm

- Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu là do băng tuyết tancung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được cung cấp nhiều nước, nên mùa xuân là mùa lũ.

- Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò điều hòa chế độ nước của sông.

Câu 2. (1,0 điểm)

Chứng minh nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất thay đổi theo quy luật địa đới.

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về cực (ví dụ)

- Biên độ nhiệt năm tăng dần từ xích đạo về cực (ví dụ)

- Sự phân bố vòng đai nhiệt trên Trái Đất. Từ cực Bắc đến cực Nam có bảy vòng đai nhiệt

 + Vòng đai nóng

 + Hai vòng đai ôn hòa.

 + Hai vòng đai lạnh

 + Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0C

Câu 3. (1,0 điểm)

Dựa vào hình 19.11 và kiến thức đã học, ở độ cao từ 2000m đến 2800m ở sườn Tây dãy Cap-ca thực vật chủ yếu là địa y và cây bụi lại hình thành đất sơ đẳng xen lẫn đá là do:

- Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi giảm; lượng mưa ít. Vì thế quá trình phong hóa hình thành đất diễn ra chậm.

- Địa hình dốc quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh, tầng đất mỏng vì vậy đất chủ yếu là đất sơ đẳng xen lẫn đá

- Ở vùng núi cao > 2000m-2800m, nhiệt độ thấp, lượng mưa ít, tầng phong hóa mỏng ⟹ thực vật nghèo nàn, chỉ có cây bụi và địa y có đặc điểm sinh thái phù hợp mới phát triển được ở đây

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Địa lí 10 tại HocTot.Nam.Name.Vn

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close