Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9 Đề bài I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Các nhân tố sinh thái của môi trường gồm có: A. Nhân tố tự nhiên và nhân tố không tự nhiên B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố không tự nhiên C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh D. Nhân tố hữu sinh, nhân tố con người và nhân tố không tự nhiên Câu 2. Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có A. Lá to và màu sẫm B. Lá nhỏ và màu nhạt C. Lá nhỏ và màu sẫm D. Lá to và màu nhạt Câu 3. Tảo và nấm hợp lại thành địa y. Nấm hút nước, tảo quang hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho cả hai, đó là ví dụ về mối quan hệ: A. Hỗ trợ B. Cạnh tranh C. Hội sinh D. Cộng sinh Câu 4. Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu ? A. Năng lượng mặt trời B. Dầu lửa C. Năng lượng gió D. Năng lượng thuỷ triều Câu 5. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã là: A. Hợp tác B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Dinh dưỡng Câu 6. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: A. Nguồn gốc B. Cạnh tranh C. Dinh dưỡng D. Hợp tác II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1. Thế nào là ưu thế lai? Vì sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 khi lai hai dòng thuần chủng, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Câu 2. a. Các nhân tố sinh thái được phân chia như thế nào? b. Có các nhân tố sinh thái: rắn hổ mang, mức độ ngập nước, cây thân gỗ, cây cỏ, mưa, gió, ánh sáng, chuột, gỗ mục, sâu ăn lá cây. Hãy sắp xếp các nhân đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái. Câu 3. Kể tến những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường. Câu 4. a. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt quần thể và quần xã sinh vật là gì? b. Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? Đặc trung nào là cơ bản nhất? Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1. Các nhân tố sinh thái của môi trường gồm có: Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh Chọn C Câu 2. Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có: Lá nhỏ và màu nhạt Chọn B Câu 3. Tảo và nấm hợp lại thành địa y là ví dụ về mối quan hệ: cộng sinh Chọn D Câu 4. Dầu lửa không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu Chọn B Câu 5. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã là: dinh dưỡng Chọn D Câu 6. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: dinh dưỡng Chọn C II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1. * Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh hơn, chổng chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ * Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 khi lai hai dòng thuần chủng, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì: - Khi lai hai dòng thuần, F1 100% dị hợp, biểu hiện các tính trạng của gen trội - Ưu thế lai rõ nhất - Ở các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai giảm dần Câu 2 . a. Nhân tố sinh thái được chia thành nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Nhân tố hữu sinh được được phân biệt thành nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác. b. Có các nhân tố sinh thái: rắn hổ mang, mức độ ngập nước, cây thân gỗ, cây cỏ, mưa, gió, ánh sáng, chuột, gỗ mục, sâu ăn lá cây. Sắp xếp các nhân đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái: - Nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, gió, mưa, ánh sáng, gỗ mục - Nhân tố hữu sinh: rắn hổ mang, cây thân gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá, chuột Câu 3 . Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường: - Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt - Chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản bừa bãi, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh, chặt phá rừng bừa bãi... Câu 4. a. Ọuần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài. Quần xã là tập hợp các sinh vật khác loài b. Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản: tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể. Mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản nhất HocTot.Nam.Name.Vn
|