Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9 Đề bài I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm hai nhóm là: A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng D. Nhóm ưa bóng và nhóm ưa sáng. Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo? A. Là loài động vật biến nhiệt B. Tìm mồi vào buổi sáng sớm C. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng D. Tìm mồi vào ban đêm. Câu 3. Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có lợi mà cũng chẳng có hại gì, là mối quan hệ: A. Cộng sinh B. Kí sinh C. Hội sinh D. Nửa kí sinh Câu 4. Giun đũa, giun móc, giun kim và sán lá gan sống trong môi trường nào sau đây? A. Đất B. Sinh vật C. Không khí D. Nước Câu 5. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần thể sinh vật? A. Các cá thể cá mè, cá rô phi, cá chép trong một ao B. Đàn hươu song trong cùng một khu rừng C. Gà mẹ và đàn gà con D. Các cây rau trong vườn nhà Câu 6. Vì sao quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật không có ? A. Con người có khá năng tư duy trừu tượng và lao động có mục đích B. Con người có dáng đi thẳng C. con người có những điểm khác biệt về hình thái D. Con người có ngôn ngữ II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1. Hãy nêu các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá. Câu 2. Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái môi trường do tác động của con người. Câu 3. Thế nào là quần thể sinh vật? Nêu các đặc trưng của quần thể sinh vật. Câu 4. Cho các sinh vật sau: cỏ, rắn, thỏ, cú, sâu, ếch, vi sinh vật. Hãy viết 4 chuỗi thức ăn có từ các sinh vật đó. Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1. Người ta chia thực vật làm hai nhóm là: Nhóm ưa bóng và nhóm ưa sáng. Chọn D Câu 2. Chim cú mèo tìm mồi vào ban đêm. Chọn D Câu 3. Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có lợi mà cũng chẳng có hại gì, là mối quan hệ: Hội sinh Chọn C Câu 4. Giun đũa, giun móc, giun kim và sán lá gan sống trong cơ thể sinh vật Chọn B Câu 5. Đàn hươu song trong cùng một khu rừng là quần thể sinh vật Chọn B Câu 6. Con người có khá năng tư duy trừu tượng và lao động có mục đích nên quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật không có. Chọn A II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1. Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá: - Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất. - Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí. - Bón phân họp lí và hợp vệ sinh - Thay đổi các loại cây trồng hợp lí - Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao. Câu 2. Nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái môi trường do tác động của con người - Con người đốt, phá rừng - Khí thải của các nhà máy xí nghiệp - Xả rác bừa bãi - Sử dụng các loại hoá chất - Khai thác tài nguyên không hợp lí - Gây chiến tranh - Phát triển nhiều khu dân cư - Chăn thả gia súc bừa bãi Câu 3 . * Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. * Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật: - Tỉ lệ giới tính - Thành phần nhóm tuổi - Mật độ quần thể Câu 4. Cỏ → thỏ → cú → vi sinh vật Cỏ → sâu → ếch → rắn → vi sinh vật Cỏ → sâu → ếch → cú → vi sinh vật Cỏ → ếch → rắn → vi sinh vật HocTot.Nam.Name.Vn
|