Đề kiểm tra giữa kì I Toán 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì I Toán 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết Đề bài Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Hãy chọn và viết vào bài làm một trong các chữ A,B,C,D đứng trước phương án đúng. Câu 1. Tập hợp A các chữ số dùng để viết số 2019 có số phần tử là: A. 8 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2. Cho A={x|4≤x<9;x∈N}. Tổng tất cả các phần tử trong tập hợp A là: A. 30 B. 26 C. 39 D. 35 Câu 3. Giá trị của số tự nhiên x thỏa mãn (x+3).0=0 là: A. x∈N B. x∈N;x≤3 C. x∈N;x≥3 D. x∈∅ Câu 4. Số ¯35∗ chia hết cho 2 và 5 khi (∗) nhận giá trị là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 0 Câu 5. Số nào sau đây chia hết cho tất cả các số 2,3,5,9? A. 1230 B. 3150 C. 902 D. 903 Câu 6. Tổng các ước của 8 là: A. 4 B. 8 C. 14 D. 15 Câu 7. Cho điểm A thuộc tia OB. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Tia OA và tia OB là hai tia đối nhau. B. Điểm B nằm giữa hai điểm O và A. C. Tia OA và OB là hai tia trùng nhau. D. Điểm O nằm giữa hai điểm A và B. Câu 8. Cho 4 điểm A,B,C,D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Số đoạn thẳng nhận hai trong số 4 điểm trên làm đầu mút là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Bài 1 (2,25 điểm): Thực hiện phép tính: a) 39.53+47.39 b) 62:4.3+2.52−1222 c){[22.(14−4.3)+7]+201920200}:23 Bài 2 (1,5 điểm): Tìm số tự nhiên x, biết: a) 96−3(x+1)=42 b) x∈U(40) và x≤20 Bài 3 (1 điểm): Cho A là tập hợp các số tự nhiên chẵn có hai chữ số sao cho tổng chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị là 11, chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị. a) Viết tập A bằng cách liệt kê phần tử. b) Viết các tập con của A gồm 2 phần tử. Bài 4 (3 điểm): Cho Ox,Oy là hai tia đối nhau. Lấy điểm A thuộc tia Ox, hai điểm B và C thuộc tia Oy (điểm C nằm giữa điểm O và điểm B) a) Hai tia CB và BC có phải là hai tia đối nhau không? Vì sao? Kể tên tia trùng với tia Ox. b) Trong ba điểm A,O,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? c) Cho OA=2cm,AC=4cm,OB=5cm. Tính độ dài CB. Lời giải chi tiết A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp: Xét số chữ số của số 2019. Từ đó viết tập hợp A. Cách giải: Ta thấy, 2019 có 4 chữ số là 2,0,1,9. ⇒A={2;0;1;9} Vậy tập hợp A có 4 phần tử. Chọn B. Câu 2: Phương pháp: Viết lại tập hợp A bằng cách liệt kê phần tử. Cách giải: Ta có: A={x|4≤x<9,x∈N}={4;5;6;7;8} ⇒ Tổng tất cả các phần tử trong tập hợp A là: 4+5+6+7+8=30 Chọn A. Câu 3: Phương pháp: Áp dụng: Mọi số tự nhiên nhân với 0 cũng bằng 0. Cách giải: Theo đề bài, ta có: (x+3).0=0 suy ra x+3 là số tự nhiên bất kì. Do đó, x∈N. Chọn A. Câu 4: Phương pháp: Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. Cách giải: Để ¯35∗ chia hết cho 2 thì ∗∈{0;2;4;6;8}. Để ¯35∗ chia hết cho 5 thì ∗∈{0;5}. ⇒∗=0 Chọn D. Câu 5: Phương pháp: Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và xét từng đáp án. Cách giải: Số chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số hàng đơn vị là 0 nên ta loại đáp án C và D. +) Xét đáp án A: Vì nên . ⇒ Đáp án A sai. +) Xét đáp án B: Vì 3+1+5+0=9 và 9⋮3,9⋮9 nên 3150 chia hết cho 3 và 9. Vậy 3150 chia hết cho tất cả các số 2,3,5,9. Chọn B. Câu 6: Phương pháp: Liệt kê tất cả các ước của 8 sau đó tính tổng. Cách giải: Các ước của .. là: 1;2;4;8 Tổng tất cả các ước của 8 là: 1+2+4+8=15 Chọn D. Câu 7: Phương pháp: Áp dụng các định nghĩa hai tia trùng nhau và hai tia đối nhau. Cách giải: Ta thấy, hai tia OA và OB có chung gốc O. Mà điểm A thuộc tia OB nên OA và OB là hai tia trùng nhau. Chọn B. Câu 8: Phương pháp: Xét các đầu mút lần lượt là A,B,C,D. Nếu một đầu mút là A thì đầu mút còn lại là B,C,D. Tương tự với các điểm B,C,D. Cách giải: Các đoạn thẳng nhận hai trong 4 điểm A,B,C,D làm đầu mút là: AB,AC,AD,BC,BD,CD Vậy ta được 6 đoạn thẳng. Chọn C. II. TỰ LUẬN Bài 1: Phương pháp: Áp dụng các công thức về lũy thừa, tính chất của phép nhân và phép cộng để thực hiện phép tính. Cách giải:
Bài 2: Phương pháp: a) Sử dụng quy tắc: Chuyển vế - đổi dấu để tìm x. b) Phân tích 40 ra thừa số nguyên tố. Sau đó, tìm các cặp số là ước của 40. Từ đó, đối chiếu với điều kiện đề bài. Cách giải: Tìm số tự nhiên x, biết: a) 96−3(x+1)=42 96−3(x+1)=423(x+1)=96−423(x+1)=54x+1=54:3x+1=18x=18−1x=17 Vậy x=17. b) x∈U(40) và x≤20 Ta có: 40=23.5 Các ước của 40 là: 1;2;4;5;8;10;20;40 ⇒x∈{1;2;4;5;8;10;20;40} Mà x≤20 nên x∈{1;2;4;5;8;10;20} Bài 3: Phương pháp: Viết 11 thành tổng của hai số có tự nhiên có một chữ số. Lập tất cả các số có hai chữ số từ tổng đó. Sau đó, đối chiếu với điều kiện đề bài, ta được tập hợp A cần tìm. Cách giải: a) Viết tập A bằng cách liệt kê phần tử. Ta có: 11=2+9=3+8=4+7=5+6 Các số ta lập được mà có tổng hai chữ số bằng 11 là: 29;92;38;83;47;74;56;65. Vì các số cần tìm là số tự nhiên chẵn và chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị nên ta có: 92,74 thỏa mãn. Vậy A={92;74}. b) Viết các tập con của A gồm 2 phần tử. Vì tập hợp A có hai phần tử nên tập con của A gồm 2 phần tử chính là tập hợp A={92;74}. Bài 4: Phương pháp: a) Áp dụng định nghĩa hai tia trùng nhau, hai tia đối nhau. b) Hai điểm A và B lần lượt thuộc hai tia đối nhau Ox và Oy thì điểm O nằm giữa hai điểm A và B. c) Áp dụng: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì MA+MB=AB. Cách giải: Theo đề bài, ta có hình vẽ: a) Hai tia CB và BC có phải là hai tia đối nhau không? Vì sao? Kể tên tia trùng với tia Ox. Hai tia CB và BC không phải là hai tia đối nhau vì hai tia CBvà BC không chung gốc. Tia trùng với tia Ox là: OA b) Trong ba điểm A,O,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Vì A∈Ox và C∈Oy. Mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên điểm O nằm giữa hai điểm A và C. c) Cho OA=2cm,AC=4cm,OB=5cm. Tính độ dài CB. Vì điểm O nằm giữa hai điểm A và C nên ta có: AO+OC=AC⇒OC=AC−OA=4cm−2cm=2cm Theo đề bài, điểm C nằm giữa hai điểm O và B nên ta có: OC+CB=OB ⇒CB=OB−OC=5cm−2cm=3cm Vậy CB=3cm.
|