Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 8 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 8 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1: Tại sao người cận thị không thể nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường? A. Do ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới B. Do ảnh của vật thường ở phía sau màng lưới C. Do ảnh của vật rơi vào đúng điểm mù D. Do ảnh của vật chiếu thẳng vào màng lưới Câu 2: Các ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ A. Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ. B. Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ. C. Nhận diện được người lạ với người quen. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3: Vỏ não người có bề dày khoảng A. 1 – 2 mm B. 2 – 3 mm C. 3 – 5 mm D. 7 – 8 mm Câu 4: Ráy tai có tác dụng gì? A. Giữ bụi và các loại côn trùng tránh cho lọt vào tai giữa và tai trong B. Giữ cho tai luôn ẩm C. Giữ cho tai luôn sạch D. Làm mát cho ống tai Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh sinh dưỡng ở người là đúng ? A. Sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin. B. Sợi sau hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin. C. Sợi trước hạch của phân hệ giao cảm và sợi sau hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin. D. Sợi sau hạch của phân hệ giao cảm và sợi trước hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin Câu 6: Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây ? A. Cà phê B. Trà atisô C. Nước rau má D. Nước khoáng Câu 7: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cần đảm bảo: A. Cung cấp đủ, cân đối thành phần các chất: gluxit, protein, lipit B. Cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng C. Cung cấp đủ chất hữu cơ và vô cơ D. Cả 3 ý trên Câu 8: Ở vỏ não người, rãnh đỉnh là nơi ngăn cách: A. thùy chẩm với thùy đỉnh. B. thùy trán với thùy đỉnh. C. thùy đỉnh và thùy thái dương. D. Thùy thái dương và thùy chẩm. Câu 9: Da có chức năng A. Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân có hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn B. Điều hoà thân nhiệt, nhận biết các kích thích. C. Tham gia hoạt động bài tiết. D. Cả A, B và C. Câu 10: Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ? A. Muối khoáng B. Nước C. Vitamin D. Cả B, C Câu 11: Cho các thông tin sau đây, có bao nhiêu ý là đặc điểm của nước tiểu chính thức: 1) Nồng độ các chất hoà tan loãng 2) Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc 3) Nồng độ các chất thải và các chất độc thấp 4) Nồng độ các chất dinh dưỡng cao 5) Nồng độ các chất dinh dưỡng thấp 6) Nồng độ các chất thải và các chất độc cao A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 12: Đặc điểm nào của nang cầu thận phù hợp với chức năng bài tiết A. Có hình cầu B. Có mao mạch dày đặc C. Có 2 lớp tế bào D. Là bao nang kín Câu 13: Tại sao khi đi dưới trời nắng, da không được che chắn sẽ bị đen hơn A. Do các tế bào bên ngoài bị chết làm da sẫm màu hơn B. Do các tế bào ở lớp biểu bì tạo ra sắc tố melanin C. Do bao lông tiết ra sắc tố D. Do tế bào mỡ dưới da bị chết đi. Câu 14: Vai trò của thủy tinh thể là gì? A. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng giác B. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng mạch C. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng cứng D. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng lưới Câu 15: Não trung gian có chức năng A. điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan B. điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt C. điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp D. giữ thăng bằng cơ thể Câu 16: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống? Nơron gồm thân chứa nhân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh, sợi nhánh và thân cấu tạo nên…(1) .., sợi trục cấu tạo nên… (2) ... ở tủy sống và não bộ. A. (1) Hạch thần kinh, (2) chất trắng B. (1) Chất trắng, (2) chất xám C. (1) Chất xám, (2) chất trắng D. (1) Vỏ não, (2) các nhân Câu 17: Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe con người? A. Giấc ngủ làm giảm hoạt động của cơ thể , tiết kiệm được năng lượng B. Giấc ngủ là một quá trình ức chế để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh C. Giấc ngủ giúp hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể hiệu quả hơn D. Giấc ngủ giúp cacs cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng hơn Câu 18: Tại sao khi ngủ tim vẫn đập, cơ thể vẫn thở được? A. Do hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động có ý thức ngay cả khi ngủ. B. Do hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vô ý thức ngay cả khi ngủ C. Do hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động vô ý thức ngay cả khi ngủ D. Do hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động có ý thức ngay cả khi ngủ Câu 19: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào? A. Phản xạ không điều kiện B. Phản xạ có điều kiện C. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện D. Phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện Câu 20: Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất A. Tiếp tục mổ xem dây thần kinh nào bị đứt B. Kích thích vào các chi sau C. Kích thích vào các chi trước D. Cả 3 phương án trên đều đúng Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (NB): Chọn A Câu 2 (VD): Chọn D Câu 3 (NB): Chọn B Câu 4 (TH): Chọn A Câu 5 (TH): B,C,D sai, sợi sau hạch không có bao mielin. Chọn A Câu 6 (TH): Chọn A Câu 7 (NB): Chọn A Câu 8 (NB): Chọn B Câu 9 (VD): + Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân có hại của môi trường như sự va đập. sự xâm nhập của vi khuẩn. + Điều hoà thân nhiệt, nhận biết các kích thích. + Tham gia hoạt động bài tiết. Chọn D Câu 10 (NB): Chọn A Câu 11 (VD): 2) Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc 5) Nồng độ các chất dinh dưỡng thấp 6) Nồng độ các chất thải và các chất độc cao Chọn A Câu 12 (TH): Chọn C Câu 13 (TH): Chọn B Câu 14 (TH): Chọn D Câu 15 (NB): Chọn B Câu 16 (TH): Chọn C Câu 17 (NB): Chọn B Câu 18 (TH): Chọn C Câu 19 (VD): Chọn B Câu 20 (VD): Chi sau bên nào co thì chứng tỏ rễ trước bên đó còn. Tiếp tục kích thích các chi sau. - Rễ sau bên nào còn thì kích thích vào chi đó sẽ làm co chi còn lại rễ trước hoặc co các chi trên, nếu không thấy co chi nào cả thì chắc chắn rễ sau bên đó đã đứt. Chọn C
|