Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 9 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 9 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì (…) Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập được. Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi. (Trích bài viết Mạo hiểm của Nguyễn Bá Học) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm): Anh/chị hiểu câu nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm): Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi. Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến thanh niên Việt Nam? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Của ong bướm này đâu tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa; Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Trích Vội vàng – Xuân Diệu) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2: - "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông": Đường đi khó không phải vì con đường ấy có nhiều chướng ngại vật mà khó bởi người đi đường không có quyết tâm cao. Câu 3: - Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ, điệp cú pháp - Tác dụng: + Diễn tả đầy đủ, sâu sắc và nổi bật những thứ tiện lợi, đầy đủ, có sẵn làm cho con người ta yếu đuối, mất đi tinh thần mạo hiểm. + Làm cho câu văn hài hòa, nhịp nhàng, cân đối. Câu 4: - Thông điệp: Cần mạo hiểm, biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, vượt qua gian khổ, thử thách khách quan và trở ngại tinh thần để có được thành công trong cuộc sống. II. LÀM VĂN 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. - Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Phân tích Phân tích làm sáng tỏ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. a. Phân tích bốn câu thơ đầu: - Kết cấu hoàn toàn khác so với những câu còn lại - Điệp ngữ "tôi muốn" - "Nắng" và "gió" là những hiện tượng của tự nhiên mà vốn dĩ con người không thể nào kiểm soát. - "tắt đi", "buộc lại": hành động cản lại sự vận hành theo quy luật của vũ trụ, là sự đoạt quyền của tạo hóa - "Đừng nhạt mất", "đừng bay đi": ước muốn lưu giữ cho những vẻ đẹp tinh tuý của cuộc đời không bị tàn phai → Ước muốn giữ lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời này. b. Phân tích 5 câu tiếp: - Biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, lặp cấu trúc - "này đây": được lặp lại trong năm câu thơ liên tiếp → Thiên nhiên mùa xuân đang trải dài trong khoảng không gian bao la, rộng lớn của đất trời vũ trụ mà hơn thế nữa nó còn góp phần lột tả cảm giác sung sướng tột độ của thi sĩ khi đối diện với cái đẹp của cuộc đời. - "Ong bướm" đang say sưa đắm mình trong "tuần tháng mật" → một cách nói rất đậm phương Tây - Sự vật: nơi "đồng nội xanh rì", hoa cỏ đang trỗi dậy cuộn trào sức sống, lá non ứ nhựa đang khẽ đung đưa trong làn gió nhẹ nhàng thoáng qua - Thiên nhiên mà tác giả đề cập đến không chỉ hài hoà về đường nét mà đó còn là sự hài hoà về màu sắc khi có sự góp mặt của ánh sáng. c. 2 câu tiếp: - "ngon": khen, ca ngợi tháng giêng – tháng đầu tiền của mùa xuân - "cặp môi gần": giúp liên tưởng mùa xuân giống như một người thiếu nữ đẹp, rạo rực, cuốn hút khiến người ta mê say. → Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác d. 2 câu cuối - Với tâm trạng thích thú, say mê nhưng cũng đồng thời bắt đầu xuất hiện sự lo lắng về thời gian, về vẻ đẹp của mùa xuân sẽ trôi đi mất. 3. Kết luận HocTot.Nam.Name.Vn
|