Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 12 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 12 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Cách sống bao dung là sống bằng tình yêu thương chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác. …Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SỐNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: (1.0đ) Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích. Câu 3: (0.5đ) Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 4: (1.0đ) Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của lòng bao dung đối với bản thân mình và đối với xã hội. Câu 5: (1.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Lời giải chi tiết PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận Câu 2. Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích: - Nội dung của văn bản: con người sống cần có lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Học sinh có thể đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích. VD: Học cách sống bao dung; Ý nghĩa của lòng bao dung… Câu 3 - Theo tác giả, ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung vì: để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ, giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Câu 4 - Với bản thân mình: tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng; bao dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ; được mọi người yêu mến, nể trọng. - Với xã hội: đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội. PHẦN LÀM VĂN 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Huy Cận - Giới thiệu chung về tác phẩm Tràng giang 2. Thân bài * Nhan đề: - “Tràng giang: sông dài → Từ Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo độ ngân vang liên tiếp, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng. * Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng ngớ sông dài - Hé mở hoàn cảnh sáng tác - Định hướng về nội dung và cảm xúc của bài thơ a. Khổ 1: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại sầu trăm ngả: Củi một cành khô lạc mấy dòng Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang. - Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la. - Hình ảnh: "con thuyền xuôi mái nước" gợi lên sự nhỏ nhoi → Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên sự cô đơn, le loi của con người - Hai câu cuối: + "Thuyền" và "nước" như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng “sầu trăm ngả”. + Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu → Trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định, đồng thời gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả. b. Khổ 2: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu - Hai câu thơ đầu đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh: + Nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo + Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là câu thơ có nhiều cách hiểu nhưng dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người - Hai câu sau, không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn, từ đó gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người. 3. Kết bài - Nêu cảm nhận chung. HocTot.Nam.Name.Vn
|