Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 6 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đúng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm. (2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền - như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời". Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? (3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài - Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr 25-26) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2). Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phái chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành thơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. (Trích Vội vàng của Xuân Diệu) Lời giải chi tiết Phần I: Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận Câu 2: - Biện pháp nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, lặp cú pháp Câu 3: - Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống bởi cuộc đời đang trôi qua rất nhanh và có những giờ phút rất tuyệt vời; hãy biết tận hưởng cuộc sống từng ngày. Câu 4: - Nêu rõ quan điểm bản thân, lý giải hợp lý, thuyết phục về sự cần thiết về việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể đồng ý theo hướng sau: + Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động. + Giúp con người chủ động tìm các giải pháp, tránh được rủi ro… Phần II: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. - Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Phân tích 2.1. Vì sao ở cuối bài thơ, lòng yêu đời, ham sống của tác giả lại bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt như vậy? - Đó chính là cao trào tình cảm tất yếu phải đến trong mạch thơ Vội vàng của tác giả: + Mở đầu bài thơ là những biểu hiện của lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến si mê, ngây ngất của nhà thơ. + Tiếp đến, lại là những băn khoăn, lo lắng của nhà thơ khi ông cảm thấy cuộc đời mình ngắn ngủi, tuổi xuân qua nhanh. + Trong nỗi băn khoăn, lo sợ đó, nhà thơ thấy rõ nếu không đến nhanh với cuộc sống để tận hưởng thì sẽ mất nó, vì thế mà ông phải vội vàng đến ngay để ôm ghì lấy nó trong vòng tay của mình. – Câu thơ bản lề để cho cao trào tình cảm trào ra cuồng nhiệt chính là: "Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm". Đó là lời tự giục giã của nhà thơ. Chính vì "mùa chưa ngả chiều hôm" nên phải "mau đi thôi" để đến với cuộc sống đó, để "Ta muốn ôm…" tất cả những gì có trong cuộc sống đó. 2. Cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt của nhà thơ được biểu hiện như thế nào? – Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay mình vì sợ mất nó: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu… – Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất: + Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn… + Từ rất nhiều sự vật, hiện tượng của cuộc sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, non nước, cây, cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng… + Và rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê… + Diện tận hưởng rất rộng mà cường độ tận hưởng lại rất cao, rõ nhất là trong câu thơ cuối" – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!" Chưa bao giờ trong văn chương lại có một tiếng nói thơ ca mới mẻ và táo bạo đến thế. Đó chính là sự bùng nổ mãnh liệt của "cái tôi – cảm xúc" trong thơ mới thời kì 1932 – 1941 mà Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu. Cả đoạn thơ, đặc biệt câu thơ cuối, đã nói lên rất rõ thần thái của Xuân Diệu. – Tất cả những điều nói trên đã được thi nhân bộc lộ bằng một tiếng nói thơ đặc sắc, mang tính nghệ thuật cao. Đúng là sự bùng nổ của "cái tôi – cảm xúc" đã kéo theo sự bùng nổ về nghệ thuật thơ, đem đến những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ này: + Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ làm cho âm điệu câu thơ cuồn cuộn, dồn dập, diễn tả được sự vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của nhà thơ. + Dùng nhiều động từ chỉ hành động và chỉ cảm giác mạnh, ngày càng tăng tiến để bộc lộ cái cảm xúc bùng nổ của thi nhân: → Ôm → riết → say → thâu → cắn. → Chuếnh choáng → đã đầy → no nê. Cái gì cũng ở cường độ cao, ở trạng thái mê say, ứ tràn. + Sử dụng nhiều điệp từ: 'ta" (5 lần), "và" (3 lần), "cho" (3 lần) càng khiến câu thơ thêm dồn dập, cảm xúc thơ dâng trào, và con người thơ vội vàng, cuống quýt, cuồng nhiệt của Xuân Diệu được bộc lộ rõ với cái thần thái, sắc diện riêng của thi nhân, không thể lẫn được. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. HocTot.Nam.Name.Vn
|