Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 12 - Đề số 6 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. (NB) Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do: A. Sự bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt B. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX C. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao D. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh" Câu 2. (NB) Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nửa sau thế kỉ XX là: A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật B. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất C. Khoa học và kỹ thuật cùng phát triển song song D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Câu 3. (NB) Nước khởi đầu và đạt được những thành tựu kỳ diệu nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. Câu 4. (NB) Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay đã diễn ra với qui mô A. Hạn chế. B. Rộng lớn. C. Xuyên quốc gia. D. Khu vực. Câu 5. (NB) Một hệ quả quan trọng của cách mạng KH - CN từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là A. Sự thay đổi về cơ cấu dân số B. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao C. Nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của con người D. Sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá Câu 6. (TH) Biểu hiện nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hoá? A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế C. Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành các tập đoàn lớn. D. Sự ra đời của các khối quân sự, các liên minh chính trị, an ninh. Câu 7. (NB) Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì? A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng. C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với qui mô lớn với tốc độ nhanh. Câu 8. (NB) Bản chất của toàn cầu hóa là gì? A. Sự phát nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại tài chính quốc tế. C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. D. Sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Câu 9. (NB) Toàn cầu hóa ra đời là xu thế A. Phát triển xã hội. B. Phát triển của nhân loại. C. Chủ quan không thể đảo ngược. D. Khách quan không thể đảo ngược. Câu 10. (TH) Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – kỹ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? A. Phát minh các nguồn năng lượng mới. B. Phát minh các vật liệu mới. C. Cuộc "Cách mạng xanh". D. Tạo ra công cụ lao động mới. Câu 11. (TH) Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, các nước tư bản ngày càng có xu hướng A. Liên kết kinh tế khu vực để tăng sức cạnh tranh. B. Tập trung nghiên cứu, phát minh khoa học. C. Đầu tư giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực cao. D. Mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Câu 12. (NB) Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người đã phát minh ra A. Hệ thống máy tự động. B. Công cụ sản xuất mới. C. Nguồn năng lượng tái tạo. D. Nguồn năng lượng mới, vật liệu mới. Câu 13. (TH) Nhân tố tương đồng dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Vai trò quản lí và điều tiết của nhà nước. B. Viện trợ kinh tế từ Mĩ. C. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. D. Nguồn tài nguyên rẻ từ bên ngoài. Câu 14. (NB) Đâu là hạn chế của xu thế toàn cầu hóa? A. Tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế. B. Sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. C. Làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực. D. Đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội. Câu 15. (TH) Trước xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn khoảng cách về trình độ với các nước phát triển là do có thể A. Tận dụng nguồn nhân công rẻ trong nước. B. Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực. C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. Tận dụng vốn đầu tư, cách mạng khoa học - công nghệ. Câu 16. (TH) Một trong những nhân tố quan trọng nhất làm cho xu thế toàn cầu hóa hiện nay trở thành tất yếu là do A. Có nhiều vấn đề chỉ giải quyết được ở quy mô hợp tác toàn cầu. B. Ý muốn chủ quan của các nhà lãnh đạo các cường quốc. C. Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế tài chính thế giới. D. Nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế. Câu 17. (VDC) Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa là A. Sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường quốc tế khi mở cửa nền kinh tế. B. Trình độ của người lao động còn thấp. C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài. D. Trình độ quản lí còn thấp. Câu 18. (TH) Xu thế “Toàn cầu hóa” mang lại thuận lợi đáng kể nhất cho các nước là gì? A. Mang lại sự hợp tác, giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực và thế giới B. Mang lại không khí hòa bình, chấm dứt xung đột, căng thẳng C. Sự liên kết, phát triển của các tổ chức kinh tế, thương mại toàn cầu D. Mang lại nguồn vốn đầu tư, khoa học - kĩ thuật hiện đại Câu 19. (VDC) Sự kiện nào dưới đây là biểu hiện của việc “chống lại xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa”. A. Cuộc khủng hoảng ở Ukraina từ năm 2013. B. Sự kiện Anh rút khỏi EU (Brexit). C. Các quốc gia nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết lần lượt đòi tách ra thành lập cộng đồng SNG. D. Cuộc chiến tranh thương mại Mĩ - Trung. Câu 20. (TH) Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX? A. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. B. Xu thế thiết lập trật tự thế giới đa cực. C. Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới. D. Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau chiến tranh lạnh. Câu 21. (NB) Một trong những mặt tích cực của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại mang lại là: A. Giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội B. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người C. Con người được sống trong một xã hội an toàn hơn D. Con người dần làm chủ thiên nhiên. Câu 22. (NB) Biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau? A. Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. B. Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Câu 23. (TH) Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới? A. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đẩy mạnh. B. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài. C. Hòa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực Câu 24. (VD) Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai đã tác động như thế nào đến kết cấu xã hội ở các nước tư bản phát triển? A. Giai cấp nông dân giảm. B. Giai cấp công nhân giảm. C. Tầng lớp trí thức giảm. D. Tầng lớp công nhân có tri thức giảm. Câu 25. (VD) Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam? A. Là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc. B. Là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước. C. Là một thách thức to lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. D. Không ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 26. (VD) Các mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào? A. Lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên. B. Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên. C. Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên. D. Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên. Câu 27. (VDC) Để phát huy những mặt tích cực do xu thế toàn cầu hóa mang lại, các nước đang phát triển hiện nay cần làm gì? A. Chấp nhận thách thức như một thực tế khách quan do toàn cầu hóa mang lại B. Phải giáo dục công dân có trách nhiệm với tổ quốc, đào tạo nhân tài C. Tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. D. Phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trách nhiệm với tổ quốc Câu 28. (NB) Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào? A. Kĩ thuật - khoa học - sản xuất. B. Sản xuất - kĩ thuật - khoa học. C. Khoa học - kĩ thuật - sản xuất. D. Sản xuất - khoa học - kĩ thuật. Câu 29. (TH) Tổ chức không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là? A. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) B. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM) C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) D. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) Câu 30. (VDC) Nhận định nào dưới đây đúng nhất về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay? A. Đẩy mạnh hội nhập nhưng phải đảm bảo độc lập, tự chủ và giữ gìn bản sắc dân tộc. B. Mở rộng hợp tác về kinh tế, hạn chế tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. C. Chỉ tăng cường giao lưu hợp tác ở một số lĩnh vực, giữ vững độc lập và tự chủ. D. Hội nhập có chừng mực, nhằm đảm bảo tuyệt đối độc lập dân tộc. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 66 Cách giải: Cũng như cách mạng CN ở thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng KHKT ngày này diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. => nguyên nhân trực tiếp. Chọn: C Câu 2. Phương pháp: sgk trang 66 Cách giải: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng KHKT ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 66 Cách giải: Từ những năm 40, của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, khởi đầu là nước Mĩ Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 66 Cách giải: Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng kkhoa học – kĩ thuật đã đưa lại biết bao thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong đời sống nhân loại Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 69 Cách giải: Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh , trên thế giới đã diễn ra xu thế Toàn cầu hóa, sự hình thành một thị trường thế giới Chọn: D Câu 6. Phương pháp: suy luận, loại trừ Cách giải: Những biểu hiện của xu thế TCH: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia; Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn; Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực Chọn: D Câu 7. Phương pháp: sgk trang 66 Cách giải: Đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất của cuộc cách mạng KHKT hiện đại là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Chọn: A Câu 8. Phương pháp: sgk trang 69 Cách giải: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới Chọn: D Câu 9. Phương pháp: sgk trang 70 Cách giải: Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được Chọn: D Câu 10. Phương pháp: suy luận Cách giải: Những phát minh trong lĩnh vực sinh học: công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim,…dẫn tới sự ra đời của cuộc “Cách mạng Xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt -> giải quyết vấn đề lương thực cho loài người Chọn: C Câu 11. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Cuộc cách mạng KHCN hiện đại diễn ra từ những năm 80 của thế kỉ XX đã dẫn tới hệ quả là sự ra đời của xu thế Toàn cầu hóa. Trong đó biểu hiện là sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực nhằm mục tiêu tăng sức cạnh tranh trên thị trường Chọn: A Câu 12. Phương pháp: suy luận Cách giải: Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật con người đã phát minh ra những nguồn năng lượng mới (mặt trời, gió, năng lượng nguyên tử,…); những vật liệu mới (polime, chất dẻo…) Chọn: D Câu 13. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước TBCN có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, trong đó nổi lên 3 siêu cường kinh tế - tài chính lớn của thế giới: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu. Nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển đó là do cả 3 nước đều áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất , nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Chọn: C Câu 14. Phương pháp: sgk trang 70, chữ nhỏ Cách giải: Về mặt tiêu cực: toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước Chọn: B Câu 15. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng KHCN, đó là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển đây là một thời cơ để có thể rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước phát triển do có thể tận dụng được nguồn vốn đầu tư và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH và CN, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, sản xuất hiệu quả Chọn: D Câu 16. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Toàn cầu hóa ra đời là hệ quả của cuộc cách mạng KHKT, đó là sự gia tăng những mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau trên phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược, bởi khi tham gia quá trình toàn cầu hóa, có nhiều vấn đề xảy ra chỉ giải quyết được ở quy mô hợp tác toàn cầu: khủng hoảng kinh tế… Chọn: A Câu 17. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Toàn cầu hóa là vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tham gia vào quá trình Toàn cầu hóa Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi phải thay đổi đó là trình độ lao động, yếu tố khoa học kĩ thuật, trình độ quản lí. Tuy nhiên thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó là gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường quốc tế đặc biệt là các thị trường khó tính: châu Âu, Mĩ, Nhật Bản… (chất lượng sản phẩm, giá cả…) Chọn: A Câu 18. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Toàn cầu hóa xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh cho đến nay. Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực, các dân tộc trên thế giới. Tham gia vào quá trình Toàn cầu hóa các quốc gia, dân tộc trên thế giới sẽ có cơ hội hợp tác, giao lưu kinh tế với nhau trên phạm vi toàn cầu Chọn: A Câu 19. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: A, C, D: phản ánh sự khủng hoảng của các nước trong lĩnh vực kinh tế, chính trị B: sự kiện Anh muốn rời khỏi EU là biểu hiện cho việc đi ngược lại với xu thế của thế giới hiện nay đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. Chọn: B Câu 20. Phương pháp: phân tích, loại trừ Cách giải: B, C, D: Biểu hiện của thế giới sau chiến tranh lạnh A: Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 -> Khi mà trên thế giới xu thế Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ (từ những năm 90) Chọn: A Câu 21. Phương pháp: sgk trang 68 Cách giải: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt: tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người Chọn: B Câu 22. Phương pháp: sgk trang 69, chữ nhỏ Cách giải: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần. Thương mại quốc tế tăng có ý nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng Chọn: C Câu 23. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Toàn cầu hóa là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau chính vì thế mà các quốc gia trên thế giới sẽ có cơ hội hợp tác với nhau, học hỏi kinh nghiệm quản lí, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển đất nước Chọn: B Câu 24. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong các ngành kinh tế, số lượng lao động thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học công nghệ và tay nghề cao lại tăng nhanh. Do tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa trong các quá trình sản xuất nên tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm. Chọn: A Câu 25. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Trước những biến đổi của tình hình thế giới, khi mà xu thế Toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, Đảng ta đã nhận định rằng Toàn cầu hóa là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc Chọn: A Câu 26. Phương pháp: phân tích, suy luận Cách giải: Do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong các ngành kinh tế, số lượng lao động thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học công nghệ và tay nghề cao lại tăng nhanh, tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Chọn: D Câu 27. Phương pháp: suy luận, loại trừ Cách giải: A, B, D: chưa đúng C: Toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển , bởi trình độ KHKT và nền kinh tế chưa thật sự vững chắc, vì vậy để phát huy những mặt tích cực do xu thế này mang lại các nước đang phát triển phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế Chọn: C Câu 28. Phương pháp: sgk trang 66 Cách giải: Khác với CMCN thế kỉ XVIII, trong cuộc CMKHKT hiện đại mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất Chọn: C Câu 29. Phương pháp: suy luận, loại trừ Cách giải: A, B, D: đều là những tổ chức liên kết khu vực -> biểu hiện trong xu thế Toàn cầu hóa C: là tổ chức quân sự do Mĩ và các nước châu Âu thành lập nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN Chọn: C Câu 30. Phương pháp: phân tích, loại trừ Cách giải: B, C, D: không đúng A: Đẩy mạnh hội nhập nhưng phải đảm bảo độc lập, tự chủ và giữ gìn bản sắc dân tộc là nguyên tắc côt lõi của Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế với khẩu hiệu ”hòa nhập nhưng không hòa tan”, giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc , độc lập tự chủ có như vậy mới không bị lệ thuộc. Chọn: A HocTot.Nam.Name.Vn
|