Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 11 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.

B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.

D. Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

Câu 2. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây

B. Mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc

C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh

D. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh

Câu 3. Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Pháp               B.

C. Anh                 D. Đức

Câu 4. Yếu tố nào chi phối làm cho Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị về chính trị?

A. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ Mạc Phủ.

B. Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản.

C. Đưa Nhật thoát khỏi số phận bị phương Tây xâm lược.

D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia là

A. Khởi nghĩa của Acha Xoa.

B. Khởi nghĩa của Pucômbô.

C. Khởi nghĩa của Commađam.

D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha.

Câu 7. Tháng 9 - 1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời với tên gọi là

A. Trung Quốc Đồng minh hội.

B. Trung Quốc Liên minh hội.

C. Đảng Dân chủ tư sản Trung Quốc.

D. Đảng Dân chủ tư sản kiểu mới Trung Quốc.

Câu 8. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất là

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

B. Cách mạng tư sản không triệt để.

C. Cải cách mang đậm dấu ấn giai cấp.

D. Cách mạng tư sản tiêu biểu nhất châu Á.

Câu 9. Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là

A. Có sự tham gia đông đảo của hàng vạn công nhân ở nhiều thành phố trên cả nước.

B. Có quy mô lớn, nêu cao khẩu hiệu đấu tranh “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

C. Diễn ra dưới hình thức một cuộc tổng bãi công, lan rộng ra nhiều thành phố.

D. Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. 

Câu 10. Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của

A. Chủ nghĩa thực dân mới

B. Chủ nghĩa thực dân cũ

C. Sự đồng hóa dân tộc

D. Sự nô dịch văn hóa

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Tại sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?

Câu 2. (3 điểm) Trình bày nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 4, 5

Cách giải:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng. Cụ thể:

- Kinh tế nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hâu.

- Xã hội: duy trì hai đẳng cấp Đaimyô và Samurai, đời sống của các tầng lớp khác trong xã hội khó khăn.

- Chính trị: vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Shogun.

Trước âm mưu xâu xé của các nước phương Tây => Nhật Bản càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

=> Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi vua, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 7

Cách giải:

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 8.

Cách giải:

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 7, suy luận.

Cách giải:

Dù tiến lên tư bản chủ nghĩa, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

=> Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 6, suy luận.

Cách giải:

Nội dung cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị về chính trị gồm: Thủ tiêu hoàn toàn chế độ Mạc Phủ. Chính quyền của giai cấp tư sản được thiết lập ->chế độ quân chủ lập hiến.

Đáp án C: là hệ quả, ý nghĩa chung của cuộc Duy tân Minh Trị

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Cam-pu-chia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 15.

Cách giải:

Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến (quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng; chế độ sở hữu phong kiến vẫn được duy trì) để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

- Phong trào 1905 - 1908: Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

- Phong trào trước năm 1905: đấu tranh ôn hòa, chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục - xã hội.

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 30, suy luận.

Cách giải:

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất là môt cuộc cách mạng tư sản vì:

- Nhiệm vụ: lật đổ chế độ Mạc Phủ, thực hiện dân chủ, mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giai cấp lãnh đạo: liên minh các thế lực phong kiến chống Mạc phủ (đứng đầu là Thiên hoàng).

- Động lực cách mạng: tư sản, quý tộc và các tầng lớp xã hội.

- Chính quyền nhà nước: chuyên chính tư sản (Chế độ quân chủ lập hiến).

- Xu thế phát triển cách mạng: xây dựng chủ nghĩa tư bản.

- Tính chất cách mạng: cách mạng tư sản không triệt để. 

Câu 2.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

* Nguyên nhân trực tiếp

-  Sự kiện 9/5/1911, sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.

* Diễn biến:

-  Ngày 10/10/1911, khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương, sau đó lan ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

-  Ngày 29/12/1911, tổ chức Quốc dân Đại hội tuyên bố:

+ Thành lập Trung Hoa Dân Quốc.

+ Bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.

+ Thông qua hiến pháp lâm thời.

- Tháng 2/1912, vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức.

- Ngày 6/3/1912, Viêm Thế Khải lên làm Đại tổng thống, cách mang kết thúc.

* Tính chất: CMDCTS không triệt để.

* Ý nghĩa:

+ Lật đổ chế độ phong kiến, tao điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. 

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close