Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích:

A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.

B. Hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 10 - 1929, Anh.

B. Tháng 10 - 1929, Mĩ.

C. Tháng 12 - 1929, Pháp.

D. Tháng 11 - 1929, Đức

Câu 3. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập đó là

A. Mĩ, Anh, Pháp > < Đức, Ia-ta-l-a, Nhât Bản.

B. Mĩ, Đức,Anh > < I-ta-li-a, Nhật, Pháp.

C. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật > < Anh, Pháp, Đức.

D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a > < Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 4:  Để tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

A. Cải cách dân chủ.

B. Tiến hành đóng cửa.

C. Tiến hành đổi mới đất nước.

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 5. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. Góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước.

B. Góp phần đẩy mạnh quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước.

C. Góp phần làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản trở nên trầm trọng.

D. Làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước giai cấp tư sản, quý tộc.

Câu 6: Bản chất của Chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra là gì?

A. Thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp

B. Hệ thống các chính sách, biện pháp đưa nước Mĩ thoát ra khủng hoảng.

C. Sử dụng vai trò tích cực của Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.

D. Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu 7: Đâu là mốc đánh dấu sự chấm dứt thời kì hoàng kim của Mĩ?

A. 10-1933                B. 11-1933.

C. 10-1929                D. 11-1929

Câu 8:  Điền từ, cụm từ vào chỗ trống trong đoạn trích sau:

“Sau khi lên cầm quyền, Hitler tuyên bố rút ra khỏi … (10-1933) để tránh mọi ràng buộc quốc tế, để rảnh tay hành động. Tiếp đó, … y hủy bỏ chế độ với vùng … (vùng phi quân sự giữa Pháp và Đức theo quy định của hội nghị Vecxai) và đưa quân đến đến khu vực phi quân sự này.”

A. Hội quốc liên, tháng 11-1933, vùng Rua

B. Hiệp ước Vecxai, tháng 11-19936; Béc-lin

C. Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản, tháng 3-1936; Muy-ních

D. Hội quốc liên, tháng 3-1936; sông Ranh.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?

Câu 2: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. B

3. A

4. D

5. A

6. C

7. C

8. D

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 60

Cách giải:

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tinh quốc tế đầu tiên - được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 61

Cách giải:

Tháng 10-1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, châm dứt thời kì ổn đinh và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 62

Cách giải:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làn cho quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Chọn đáp án:A

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 76

Cách giải:

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiêt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 78

Cách giải:

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 72

Cách giải:

Vai trò tích cực của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề bao gồm:

- Chính sách mới là một hê thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chinh và chính trị - xã hội.

- Thông qua các đạo luật

- Cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 70

Cách giải:

Trong khi giai cấp tư sản Mĩ hết lời ca ngợi sự phồn vinh của nền kinh tế, thì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ vào tháng 10-1929, chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 68

Cách giải:

Theo quy định của Hội nghị Vécxai, vùng khu vực sông Ranh (Rhin) được phi quân sự hóa. Đến tháng 3-1936, Đức chiếm đóng khu phi quân sự dọc sông Ranh.

Chọn đáp án: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 79, 80, suy luận.

Cách giải:

Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Trung Quốc:

- Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

- Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.

- Từ sau phong trào, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

- Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 2: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì?

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 84, 85, suy luận.

Cách giải:

Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939):

- Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:

+ Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học,…

+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội như: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,…

- Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành:

+ Một số Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920); Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin (1930).

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh ở Việt Nam,…

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close