Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta? A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt. B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi. C. Đặt ra nhiều chính sách cải cách về nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Đầu tư phát triển ngoại thương để thu lợi nhuận từ các nước phương Tây. Câu 2. Nông nghiệp nước ta dưới thời Bắc thuộc không có sự chuyển biến nào sau đây? A. Năng suất lúa tăng hơn trước. B. Máy móc được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. C. Các công trình thủy lợi được xây dựng. D. Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh. Câu 3. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì quan trọng nhất? A. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta. B. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông. C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa. D. Giúp nhân dân tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Hán. Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu nhà nước Vạn Xuân chính thức kết thúc? A. Năm 550, Triệu Quang Phục lên làm vua. B. Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi. C. Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược. D. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua. Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến. B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt. C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta. D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô. Câu 6: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách nay bao nhiêu năm? A. 30 – 40 van năm. B. 40 – 50 vạn năm. C. 20 – 30 vạn năm. D. 10- 20 vạn năm. Câu 7: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam? A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước. B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn. C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng. D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương. Câu 8: Đến giai đoạn nào các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam? A. đầu văn hóa Phùng Nguyên. B. đầu văn hóa Đồng Đậu. C. đầu văn hóa Gò Mun. D. đầu văn hóa Đông Sơn. Câu 9: Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng A. Kinh tế nông nghiệp được thúc đẩy phát triển. B. Đồ sắt ngày càng được sử dụng phổ biến. C. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội. Câu 10: Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa A. Đông Sơn. B. Sa Huỳnh. C. Óc Eo. D. Phùng Nguyên. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Những chuyển biến nào trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến về xã hội của người Việt cổ? Câu 2: (3 điểm) Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 80. Cách giải: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách lập đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 81, suy luận. Cách giải: Những chuyển biến về nông nghiệp nước ta dưới thời kì Bắc thuộc bao gồm: - Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. - Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh. - Thủy lợi được mở mang. => Năng suất lúa tăng hơn trước. => Đáp án B: không phải là chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời kì Bắc thuộc. Chọn: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 81, suy luận. Cách giải: Những chính cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc bao gồm: - Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận. - Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. - Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt. => Những chính sách này thực hiện đều nhằm mục đích nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về mặt văn hóa. Một đất nước sẽ bị mất chủ quyền hoàn toàn và chấp nhận sự nô dịch của phong kiến phưong Bắc khi đã mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 85. Cách giải: Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 85, suy luận. Cách giải: - Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổi dậy (542) khi chế độ phong kiến Trung Quốc đang đặt dưới ách cai trị của nhà Lương. - Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). - Khởi nghĩa Lý Bí diễn ra qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo giành thắng lợi, lập ra nhà nước Vạn Xuân. + Giai đoạn 2: Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục chọn đầm Dạ Trạch làm nơi tổ chức kháng chiến. Đến năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt, nhà nước Vạn Xuân kết thúc. => Cuộc khởi nghĩa Lý Bí không buộc nhà Đường công nhận nền độc lập của nước ta. Chọn: C Câu 6: Phương pháp: Dựa vào nội dung về dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam để trả lời. Cách giải: Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của Người tối cổ có niên đại cách đây khoảng 30 – 40 vạn năm. Chọn: A Câu 7: Phương pháp: Dựa vào nội dung về dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam để trả lời. Cách giải: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của Người tối cổ cách đây 30 – 40 vạn năm và công cụ đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước. Chọn: A Câu 8: Phương pháp: Dựa vào nội dung về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc để trả lời. Cách giải: Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn (tồn tại từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I SCN), các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Chọn: D Câu 9: Phương pháp: Dựa vào nội dung về thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn để trả lời. Cách giải: Cùng với nghề nông, cư dân văn hóa Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm => Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện. Chọn: C Câu 10: Phương pháp: Dựa vào sự hình thành quốc gia cổ Cham-pa để trả lời. Cách giải: Trên cơ sở của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay đã hình thành quốc gia cổ Cham-pa. Chọn: B II. TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: sgk trang 75. Cách giải: Những chuyển biến trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến về xã hội của người Việt cổ là: - Công cụ sản xuất được cải tiến. - Thuật luyện kim ra đời góp phần cải tiến một bước lớn trong chế tác công cụ và làm tăng năng suất lao động. - Nghề nông trồng lúa nước giúp con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực. Câu 2: Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 85, suy luận. Cách giải: Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa: - Lật đổ ách thống trị của nhà Lương, ra đời nhà nước độc lập đầu tiên là Vạn Xuân sau hơn 500 năm đấu tranh của dân tộc ta. - Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính của Trung Quốc. - Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó. HocTot.Nam.Name.Vn
|