Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Biểu hiện nào không minh chứng cho sự khủng hoảng suy yếu của nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI? A. Các cải cách tiến bộ chưa thể thực hiện thành công. B. Quan lại địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân. C. Các vị vua cuối triều Lê chỉ lo ăn chơi sa đọa. D. Phong trào đấu tranh của nhân dân bủng nổ khắp nơi. Câu 2. Tình hình nội trị của nhà Mạc trong quá trình tồn tại không mang đặc điểm nào sau đây? A. Các kì thi vẫn được tổ chức đều đặn trong cảnh chiến tranh liên miên. B. Cả 5 đời vua không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị. C. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên miên. D. Thời kì Mạc Thái Tông nhà Mạc phát triển thịnh trị. Câu 3. Ngành nào trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII? A. đúc đồng. B. làm gốm sứ. C. khai mỏ. D. làm giấy. Câu 4.Tình hình nông nghiệp Đại Việt có điểm gì nổi bật từ nửa sau thế kỉ XVII? A. dần ổn định trở lại. B. phát triển vượt bậc. C. suy yếu nghiệm trọng. D. khủng hoảng trầm trọng. Câu 5. Buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi từ các thế kỉ XVI – XVII được minh chứng thông qua việc A. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài. B. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán. C. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi. D. nhiều phường hội được thành lập. Câu 6. Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam trong thế kỉ XVI – XVIII bao gồm A. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức. B. khắc in bản gỗ, dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng. C. làm đường trắng, làm gốm sử, dệt vải lụa, làm giấy. D. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức. Câu 7. Cho đến thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và được đưa vào nội dung thi cử? A. Thời Lê sơ. B. Thời Mạc. C. Thời vua Quang Trung. D. Thời Nguyễn. Câu 8. Một trong những điểm hạn chế của giáo dục, thi cử nước ta ở các thế kỉ XVI đến XVIII là gì? A. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều. B. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử. C. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử. D. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa. Câu 9. Những nhà thơ Nôm nổi tiếng ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII bao gồm A. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ. B. Trương Hán Siêu, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ. C. Đào Duy Từ, Trần Quang Khải, Phùng Khắc Khoan. D. Trần Nhân Tông, Trương Hán Siêu, Đào Duy Từ. Câu 10. Văn học dân gian ở vùng các dân tộc ít người từ thế kỉ XVI đến XVIII có đóng góp gì cho kho tàng văn học Việt Nam? A. Xóa bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. B. Làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú. C. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. D. Duy trì văn học chữ Hán trong đời sống văn học. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Hãy nêu nhận xét về các đô thị nước ta thế kỉ XVII - XVIII? Câu 2: (3 điểm) Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 106, suy luận. Cách giải: Những biểu hiện chứng tỏ sự khủng hoảng, suy yếu của nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI bao gồm: - Các vua Lê Uy Mục, Lê Tượng Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa. - Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. - Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung. - Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Đôi điều về tình hình nội trị của nhà Mạc trong quá trình tồn tại: - Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay nhà Trần. Những lực lượng chống đối nhà Mạc chính là những thế lực cũ thân nhà Lê. - Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, biến loạn trong ngoài rất nhiều nhưng nhà Mạc vẫn đứng vững. - Phát hiện nhân tài, do đó dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn. Ngay cả khi cát cứ trên Cao Bằng, việc thi cử vẫn còn duy trì. - Một đặc điểm nữa là cả 5 đời vua nhà Mạc không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị, dù nhà Mạc khởi nghiệp từ một quyền thần trong triều Lê. Đó là điều mà các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đều gặp phải. Do đó thời Mạc không có việc phế lập, khuynh loát trong cung đình. Duy nhất vụ "bất đồng chính kiến" trong việc lập người thừa kế (Mạc Phúc Nguyên và Chính Trung) năm 1546 - 1551 đã bị đánh dẹp. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 112. Cách giải: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, ngành khai mỏ trở thành ngành kinh tế phát triển ở Đảng Trong và Đàng Ngoài. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 111. Cách giải: Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: sgk trang 112. Cách giải: Từ các thế kỉ XVI – XVII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường xuyên họp theo phiên. Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 112. Cách giải: Từ thế kỉ XVI – XVIII, các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trag sức, rèn sắt, đúc đồng, …. ngày càng phát triển và đạt trình độ cao. Chọn: D Câu 7. Phương pháp: sgk trang 122. Cách giải: Khi vua Quang Trung lên ngôi đã lo chấn chỉnh lại giáo dục, cho dịch sang các sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm để học sinh học, đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thi cử. Chọn: C Câu 8. Phương pháp: sgk trang 122, suy luận. Cách giải: Điểm hạn chế của giáo dục thi cử của nước ta giai đoạn từ thế kỉ XVI đến XVIII là: nội dung thi cử chủ yếu vẫn là kinh, sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên không được chú ý, không được đưa vào nội dung thi cử. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: sgk trang 122. Cách giải: Chữ Nôm bắt đầu xuất hiện ở các thế kỉ XI – XII, dần dần được dùng nhiều để sáng tác văn học. Từ thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bình Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, … Chọn: A Câu 10. Phương pháp: sgk trang 123. Cách giải: Văn học dân gian phát triển ở các vùng dân tộc ít người làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân Việt Nam đương thời. Chọn: B II. TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: sgk trang 114, 115. Cách giải: Nhận xét về các đô thị nước ta thế kỉ XVII - XVIII: - Từ thế kỉ XVI - XVIII, do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,... - Đô thị thời kì này có một số đặc điểm như: + Mỗi vật phẩm khác nhau được dành riêng cho từng phường: Thăng Long - Kẻ Chợ gồm 36 phố phường, mỗi phường buôn bán các loại mặt hàng khác nhau. + Có một số đô thị lớn như Hội An, Thanh Hà,… do thương nhân nước ngoài đến đây sinh sống và buôn bán lập nên. Chủ yếu là người Trung Quốc và Nhật Bản. + Giao lưu, buôn bán với các nước phương Tây cũng diễn ra tấp nập. - Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ, phồn vinh một thời. - Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần. Câu 2: Phương pháp: đánh giá, nhận xét. Cách giải: Vai trò của vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc: - Khi nhà Lê sơ đã suy yếu, nhà Mạc thành lập là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử. - Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như: + Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại. + Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước. + Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra. - Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân. ⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ. HocTot.Nam.Name.Vn
|