Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 8 – Chương 1 – Hóa học 9Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 8 – Chương 1 – Hóa học 9 Đề bài I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Câu 1: Có những chất: Cu, Fe, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2. Hãy chọn sơ đồ chuyển hóa đúng: \(\eqalign{ & A.Cu \to Cu{(OH)_2} \to CuO \to CuC{l_2} \to Cu{(N{O_3})_2} \cr & B.Cu{(N{O_3})_2} \to CuO \to Cu{(OH)_2} \to CuC{l_2} \to Cu. \cr & C.Cu \to CuC{l_2} \to Cu{(OH)_2} \to CuO \to Cu{(N{O_3})_2}. \cr & D.CuO \to CuC{l_2} \to Cu \to Fe \to Cu{(N{O_3})_2}. \cr} \) Câu 2: Cho các chất: CaCO3, CuSO4, MgCl2. Chất nào có thể điều chế bằng phản ứng giữa các muối? A. CaCO3, CuSO4, MgCl2 B. CuSO4, MgCl2 C. CaCO3, MgCl2 D. CaCO3, CuSO4 Câu 3: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH người ta không thể phân biệt được cặp dung dịch naog trong các cặp sau đây? A. Na2SO4 - Fe2(SO4)3 B. NaCl - MgCl2 C. Na2SO4-BaCl2 D. Na2SO4- CuSO4 Câu 4: Phản ứng sau đây: \({(N{H_4})_2}C{O_3} + Ca{(N{O_3})_2} \to CaC{O_3} \downarrow + 2N{H_4}N{O_3}\) thuộc loại phản ứng: A. Hóa hợp. B. Trao đổi. C. Phân hủy. D. Vừa trao đổi vừa hóa hợp. Câu 5: Khi cho một thanh kẽm vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kẽm ra, cân lại dung dịch thì khối lượng dung dịch sau phản ứng sẽ (Cu = 64, Zn = 65). A.tăng lên B.giảm xuống. C.không đổi. D.tăng hay giảm còn tùy thuộc lượng kẽm tác dụng. Câu 6: Khi nung CuCO3 phản ứng xảy ra theo phương trình: \(CuC{O_3}({t^0}) \to CuO + C{O_2}\) Để xác định phản ứng kết thúc người ta chỉ cần: A.thấy có màu đen xuất hiện. B.cho khí thoát ra sục vào dung dịch nước vôi trong thì sẽ thu được kết tủa. C.Cân lại chất rắn màu đen, sau nhiều lần nung thì khối lượng vẫn bằng nhau. D.cân lại chất rắn thì khối lượng sẽ giảm đi. Câu 7: Cho V lít hỗn hợp CO, CO2 sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được một lượng kết tủa là m1 gam. Cũng cho hỗn hợp trên qua CuO nung nóng, sau đó sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được một lượng kết tủa là m2 gam. So sánh m1 và m2 cho kết quả đúng là: A.m1 > m2 B.m1 = m2 C.m1 = 2m2 D.m1 < m2. Câu 8: Cho V lít dung dịch NaOH 1M tác dụng với V lít dung dịch H2SO4 1M sau phản ứng dung dịch tạo ra làm quỳ tím: A. hóa đỏ B. hóa xanh. C. không đổi màu. D. không màu. II. Tự luận (6 điểm) Câu 9 (2 điểm): Từ: Na2O, Fe2(SO4)3, H2O, H2. Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) để điều chế Fe. Câu 10 (2 điểm): Cho 1,2 gam Mg vào 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%. Tính nồng độ % của H2SO4 còn dư sau phản ứng. Câu 11 (2 điểm): Từ 40 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh người ta sản xuất được 73,5 tấn dung dịch H2SO4 50%. Tính hiệu suất của quá trình sản xuất H2SO4 nói trên. (S = 32, H = 1, O = 16, Mg = 24). Lời giải chi tiết 1.Đáp án.
2.Lời giải. I.Trắc nghiệm (4 điểm : 0,5 điểm mỗi câu) Câu 1: (C) Sơ đồ chuyển hóa đúng (có thể thực hiện các phản ứng trực tiếp) \(Cu\xrightarrow{+C{{l}_{2}}}CuC{{l}_{2}}\xrightarrow{+NaOH}Cu{{(OH)}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}CuO\xrightarrow{+HN{{O}_{3}}}Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\) Câu 2: (A) Phương trình hóa học: \(\eqalign{ & N{a_2}C{O_3} + CaC{l_2} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaCl \cr & CuC{l_2} + A{g_2}S{O_4} \to 2AgCl \downarrow + CuS{O_4} \cr & MgS{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + MgC{l_2}. \cr} \) Câu 3: (C) Dung dịch NaOH tác dụng với Na2SO4 hay với BaCl2 đều không có hiện tượng gì. Câu 5: (A) Zn + CuSO4 \(\to\) Cu + ZnSO4. Cứ 65 gam Zn hòa tan vào dung dịch CuSO4 thì có 64 gam Cu tách khói dung dịch, khối lượng dung dịch tăng lên 1 gam. Câu 6: (C) Sau nhiều lần nung mà khối lượng vẫn không đổi. Có nghĩa CuCO3 hết (CuO không bị phân hủy). Câu 7: (D) Hỗn hợp CO, CO2 khi qua CuO nung nóng, có thêm một lượng CO2 do phản ứng. \(CO + CuO \to Cu + C{O_2}({t^0})\) Nên kết tủa lần 2 nhiều hơn lần 1 (nước vôi trong dư). Câu 8: (A) \({n_{NaOH}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}\) Nhưng theo phản ứng: 2NaOH + H2SO4 \(\to\) H2SO4 + 2H2O. Cứ 2 mol NaOH chỉ phản ứng với 1 mol H2SO4 Nên H2SO4 dư dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. II.Tự luận (6 điểm) Câu 9: Viết đúng mỗi phương trình 0,5 điểm. \(\eqalign{ & N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH \cr & F{e_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Fe{(OH)_3} + 3N{a_2}S{O_4} \cr & 2Fe{(OH)_3} \to F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O({t^0}) \cr & F{e_2}{O_3} + 3{H_2} \to 2Fe + 3{H_2}O({t^0}). \cr} \) Câu 10: \(\eqalign{ & Mg + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + {H_2} \cr & {n_{Mg}} = {{1,2} \over {24}} = 0,05mol = {n_{{H_2}}}. \cr} \) \({n_{{H_2}S{O_4}}}\) phản ứng \( = 0,05mol \Rightarrow {m_{{H_2}S{O_4}}}\) phản ứng = 0,05.98 = 4,9 gam. \({m_{{H_2}S{O_4}}}\) còn = 100.0,098 – 4,9 = 4,9 gam. Khối lượng dung dịch sau phản ứng: 100 + 1,2 – 0,05.2 = 101,1 gam. Nồng độ % của H2SO4 còn dư sau phản ứng \( = {{4,9} \over {101,1}}.100\% = 4,85\% .\) Câu 11: Khối lượng lưu huỳnh = 40.0,4 = 16 tấn. Theo sơ đồ: \(S( + {O_2},{t^0}) \to S{O_2}( + {O_2},xt,{t^0}) \to S{O_3}( + {H_2}O) \to {H_2}S{O_4}.\) Nếu hiệu suất 100% thì khối lượng H2SO4 thu được sẽ là \( = {{16} \over {32}}.98 = 49\) tấn. Trong khi khối lượng H2SO4 thực tế là: \({{73,5} \over {100}}.50 = 36,75.\) Hiệu suất của quá trình sản xuất H2SO4 đó là: \({{36,75} \over {49}}.100\% = 75\% .\) Chú ý: có thể giải theo cách khác. HocTot.Nam.Name.Vn
|