Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 11 – Chương 1 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 11 – Chương 1 – Hóa học 9

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 (2 điểm): Giấy quỳ tím chuyển màu gì khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ:

a) 0,5 mol H2SO4 và 1 mol NaOH?

b) 2 mol HCl và 1 mol KOH?

Câu 2 (1 điểm): Phản ứng:

BaCl2­ + Na2SO4 \(\to\) BaSO4 + 2NaCl.

được gọi là phản ứng gì?

Câu 3 (2 điểm): Vì sao KO tan được  trong nước?

Câu 4 (2 điểm): Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X.

Xác định thành phần của chất rắn X (Zn = 65; S = 32).

Câu 5 (3 điểm): Cho 1,52 gam hỗn hợp hai kim loại (có hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (ở dktc).

Tính khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được (H = 1, S = 32, O = 16)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a) H2SO4 + 2NaOH \(\to\) Na2SO4 + 2H2O.

\({n_{NaOH}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}}}\)  theo đúng phương trình. Sau phản ứng chỉ có Na2SO4, nên môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím.

b) HCl + KOH \(\to\) KCl + 2H2O.

nHCl > nKOH: HCl dư quỳ tím chuyển màu đỏ.

Câu 2:

Phản ứng trao đổi, do thành phần phân tử các chất không đổi.

Câu 3:

\({K_2}O + {H_2}O \to 2KOH.\)

KOH tan mạnh trong nước, nên K2O tan được trong nước.

Câu 4:

\(\eqalign{  & S + Zn \to ZnS  \cr  & {n_s}:{n_{Zn}} = {1 \over {32}}:{2 \over {65}} \cr} \)

Với tỉ lệ so với tỉ lệ mol của phương trình thì sau phản ứng S dư.

Nên sản phẩm là ZnS và S.

Câu 5:

Cách 1: Gọi x, y lần lượt là số mol của 2 kim loại A, B (có khối lượng mol là A, B).

\(\eqalign{  & A + {H_2}S{O_4} \to AS{O_4} + {H_2}  \cr  & B + {H_2}S{O_4} \to BS{O_4} + {H_2}. \cr} \)

Ta có: xA + yB = 1,52.

\({n_{{H_2}}} = x + y = \dfrac{0,336}  {22,4}= 0,015mol.\)

Khối lượng muối sunfat = khối lượng kim loại + khối lượng sunfat

\(\eqalign{  &  = x(A + 96) + y(B + 96) \cr&= xA + yB + 96(x + y)  \cr  &  = 1,52 + 96.0,015 = 2,96gam. \cr} \)

Cách 2: Gọi M chung cho cả 2 kim loại:

M + H2SO4 \(\to\) MSO4 + H2

Nhận xét: \({n_{S{O_4}}}\)  luôn luôn bằng \({n_{{H_2}}} = 0,015mol.\)

\( \Rightarrow {m_{MS{O_4}}} = {m_M} + {m_{S{O_4}}} \)

\(\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= 1,52 + 96.0,015 = 2,96gam.\)

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close