Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 – Đại số 7Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 – Đại số 7
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Bài 1: Trong một thí nghiệm gieo đồng thời hai quân súc sắc, sau 10 lần gieo, kết quả tổng “số điểm” (số chấm) của hai quân sau mỗi lần gieo được ghi như sau: 8; 9; 4; 7; 3; 11; 8; 5;4;12. Hãy cho biết: a) Giá trị cao nhất của “số điểm”. b) Số trung bình của “số điểm”. c) Tần số của “số điểm” 4. d) Mốt của “số điểm”. Bài 2: Số học sinh giỏi của mỗi lớp trong khối lớp 7 được ghi lại như sau:
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Cho biết đơn vị điều tra. b) Lập bảng tần số và nhận xét. c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Bài 3: Hai xạ thu A và B cùng thực hiện 10 lượt bắn (mỗi lượt bắn 1 phát đạn) số điểm đạt được sau mỗi lượt bắn được ghi lại như sau:
a) Tính số điểm trung bình của mỗi xạ thủ. b) So sánh kết quả của hai xạ thủ A và B rồi nhận xét về khả năng của từng người. Phương pháp giải: -Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số lệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu. - Số tất cả các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra -Tần số của một giá trị: số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó. -Bảng tần số thường được lập như sau +Vẽ khung hình chữ nhật gồm 2 dòng +Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần +Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc Số trung bình cộng:\(\mathop X\limits^{\_\_} = \frac{{{x_1}{n_1} + {x_2}{n_2} + {x_3}{n_3} + ... + {x_k}{n_k}}}{N}\) \({x_1},{x_2},...,{x_k}\)là các giá trị khác nhau của dấu hiệu X \({n_1},{n_2},...,{n_k}\) là các tần số tương ứng X là số các giá trị -Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số, kí hiệu là Mo Biểu đồ đoạn thẳng: +Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n(độ dài đơn vị trên 2 trục có thể khác nhau) +Xác định các điểm có tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó(giá trị viết trước, tần số viết sau) +Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ LG bài 1 Lời giải chi tiết: a) Giá trị cao nhất của “số điểm”: 12. b) Số trung bình của “số điểm”: \(\overline {\rm{X}} = {{3.1 + 4.2 + 5.1 + 7.1 + 8.2 + 9.1 + 11 + 12.1} \over {10}} \)\(\;= {{71} \over {10}} = 7,1.\) c) Tần số của “số điểm” 4 là: 2. d) Mốt của “số điểm” là: 4 và 8. LG bài 2 Lời giải chi tiết: Bài 2: a) Dấu hiệu là: Số học sinh giỏi của mỗi lớp trong khối 7. b) Lập bảng “tần số”:
c) Vẽ biểu đồ:
LG bài 3 Lời giải chi tiết: a) Điểm trung bình của xạ thủ A \(\overline {\rm{X}} = {{6.2 + 7.1 + 8.5 + 9.1 + 10.1} \over {10}} = {{78} \over {10}} = 7,8.\) Điểm trung bình của xạ thủ B \(\overline {\rm{X}} = {{6.1 + 7.5 + 9.2 + 10.2} \over {10}} = {{79} \over {10}} = 7,9.\) b) Điểm trung bình của xạ thủ B lớn hơn điểm trung bình của xạ thủ A nên xạ thủ B có kỹ năng bắn súng tốt hơn xạ thủ A. HocTot.Nam.Name.Vn
|