Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức

  • A

    tự nhiên

  • B

    bán tự nhiên

  • C

    chuồng trại

  • D

    trang trại

Câu 2 :

Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?

  • A

    Quỹ đất nông nghiệp lớn.

  • B

    Khí hậu phân hoá đa dạng.

  • C

    Giáp nhiều biển và đại dương.

  • D

    Có nhiều sông, hồ lớn.

Câu 3 :

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A

    Thiếu lao động bổ sung.

  • B

    Chi phí phúc lợi xã hội lớn.

  • C

    Lao động có nhiều kinh nghiệm.

  • D

    Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 5 :

Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là

  • A

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

  • B

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

  • C

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

  • D

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Câu 6 :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A

    Đông Á.

  • B

    Nam Á.

  • C

    Bắc Á.

  • D

    Tây Á.

Câu 7 :

Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?

  • A

    Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

  • B

    Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

  • C

    Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

  • D

    Đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.

Câu 8 :

Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là

  • A

    năng lượng.

  • B

    công nghiệp.

  • C

    nông nghiệp.

  • D

    dịch vụ.

Câu 9 :

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

  • A

    Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

  • B

    Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

  • C

    Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

  • D

    Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Câu 10 :

Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A

    Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

  • B

    Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)

  • C

    Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)

  • D

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức

  • A

    tự nhiên

  • B

    bán tự nhiên

  • C

    chuồng trại

  • D

    trang trại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

Câu 2 :

Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?

  • A

    Quỹ đất nông nghiệp lớn.

  • B

    Khí hậu phân hoá đa dạng.

  • C

    Giáp nhiều biển và đại dương.

  • D

    Có nhiều sông, hồ lớn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nước Nga có quỹ đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

=> Đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga

Câu 3 :

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A

    Thiếu lao động bổ sung.

  • B

    Chi phí phúc lợi xã hội lớn.

  • C

    Lao động có nhiều kinh nghiệm.

  • D

    Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu hiện của già hóa dân số là: giảm tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi, tăng nhanh tỉ lệ người già trên 65 tuổi, tăng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động. Từ những biểu hiện trên suy ra hậu quả của già hóa dân số.

Lời giải chi tiết :

Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:

- Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.

- Chi phí phúc lợi xã hội lớn  -> do số người già tăng nhanh.

- Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Mặt tích cực của già hóa dân số là đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao.

=> Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản là

- Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% cơ cấu GDP năm 2004 -> nhận xét A đúng.
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt -> nhận xét B đúng
- Nhật Bản là nước đứng hàng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng -> nhận xét C đúng
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều

=> Nhận xét D. Đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng không đúng

Câu 5 :

Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là

  • A

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

  • B

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

  • C

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

  • D

    Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

Câu 6 :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A

    Đông Á.

  • B

    Nam Á.

  • C

    Bắc Á.

  • D

    Tây Á.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á trên Thái Bình Dương

Câu 7 :

Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?

  • A

    Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

  • B

    Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

  • C

    Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

  • D

    Đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “thành tựu kinh tế”

Lời giải chi tiết :

Thành tựu đạt được về mặt kinh tế sau năm 2000 là:

- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

-  Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

- Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

=> loại đáp án A, B, C

- Đời sống nhân dân được nâng cao là thành tựu về mặt dân cư – xã hội, không phải là thành tựu kinh tế.

=> Nhận xét D không đúng.

Câu 8 :

Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là

  • A

    năng lượng.

  • B

    công nghiệp.

  • C

    nông nghiệp.

  • D

    dịch vụ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp là ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga

Câu 9 :

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

  • A

    Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

  • B

    Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

  • C

    Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

  • D

    Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công => Liên hệ vai trò của việc duy trì những xí nghiệp sản xuất lớn và nhỏ này để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng:

- Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Tạo dựng được thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong nước.

- Các cơ sở sản xuất nhỏ dễ xoay đổi để thích nghi với sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế.

- Phát triển các xí nghiệp có quy mô lớn với nền sản xuất lớn và hiện đại để tăng cường khả năng cạnh tranh với các cường quốc kinh tế lớn.

=> Như vậy việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng khôi phục một cách toàn diện, vững chắc nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các xí nghiệp, phát huy tối đa vai trò của nguồn lao động, các cơ sở sản xuất nhỏ trong điều kiện tài nguyên hạn chế.

Câu 10 :

Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A

    Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

  • B

    Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)

  • C

    Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)

  • D

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đây là diễn đàn kinh tế được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

close