Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3 lịch sử 11 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ của tổ chức nào?

A. Duy Tân hội.

B. Hội Kín Nam Kì.

C. Việt Nam quang phục hội.

D. Đông Kinh Nghĩa Thục.

Câu 2: Sáng lập ra tổ chức Đông Kinh Nghĩa thục bao gồm những ai?

A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.

B.  Phan Bội Châu, Nguyễn Quyền.

C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.

D. Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng.

Câu 3: Phong trào chống thuế năm 1908 được diễn ra ở khu vực nào của nước ta?

A. Bắc Kì.            B. Trung Kì.

C. Nam Kì.           D. Tây Nam Kì.

Câu 4: Điểm nổi bật của tình hình nước ta đầu thế kỉ XX là

A. Thực dân Pháp hoàn thành cuộc khai thác, bóc lột Việt Nam trên quy mô lớn.

B. Khuynh hướng vô sản bước đầu được du nhập vào nước ta.

C. Giai cấp tư sản, vô sản, tiểu tư sản, phong kiến ngày càng trưởng thành.

D. Xuất hiện khuynh hướng cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản.

Câu 5: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là gì?

A. Thiếu đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng sáng suốt.

B. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh bị bắt không có người đứng đầu.

C. Phong trào yêu nước diễn ra lẻ tẻ và mang tính tự phát.

D. Thực dân Pháp còn quá mạnh.

Câu 6: Điểm không giống nhau giữa xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh là gì?

A. Đều xuất phát từ tinh thần yêu nước.

B. Chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. Đều tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới.

D. Đều thực hiện cải cách văn minh.

Câu 7: Nhân vật yêu nước tiêu biểu chủ trương bạo động để giành độc lập ở nước ta đầu thế kỉ XX là ai?

A. Phan Châu Trinh.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Phan Bội Châu.

D. Phan Đình Phùng.

Câu 8: Các phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng nào sau đây?

A. Trào lưu triết học ánh sáng Pháp.

B. Dân chủ tư sản.

C. Tư tưởng phong kiến.

D. Cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 9: Đặc điểm chung của các phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thể kỉ XIX là gì?

A. Lực lượng tham gia bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp và thành phần xã hội.

B. Tổ chức theo lề lối phong kiến

C. Thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lâp dân tộc

D. Thành phần lãnh đạo là tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa.

Câu 10. Vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản không phải vì

A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.

B. Sau cải cách Minh Trị (1868) Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh.

C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905), là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ thắng đế quốc phương Tây.

D. Nhật Bản có những hành động giúp đỡ Việt Nam trong quá trình kháng chiến trước đó. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. C

2. C

3. B

4. D

5. A

6. D

7. C

8. B

9. C

10. D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 141.

Cách giải:

Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tập hợp những  người cùng chí hướng còn ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang (khoảng hơn 100 người), tuyên bố giải tán Duy Tân hội, thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Chọn C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 143.

Cách giải:

Trong khi Phan Bộ Châu đang đẩy mạnh cuộc vân động vũ trang giải phóng  dân tộc và các tinh Trung Kì đang sôi sục với cuộc vận động Duy Tân, ở Hà Nôi các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, cùng nhau mở một trường học tư, lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.

Chọn C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 142.

Cách giải:

Tư tưởng duy tân và Phan Châu Trinh phát triển khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuôc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì.

Chọn B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 140.

Cách giải:

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ đông cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Tri năm 1868 càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản. => Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới: khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.

Chn D

Câu 5.

Phương pháp: suy luận, phân tích.

Cách giải:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn dến sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là nguyên nhân chủ quan.

- Đáp án A: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh không tìm ra phương hướng giải quyết chinh xác cho cuộc đấu tranh giai phóng dân tộc. Phan Bội Châu thì ban đầu dựa vào Nhật, Phan Bội Châu thì dựa vào Pháp để thực hiện cải cách văn minh. Vì không đề ra mục tiêu đánh đổ thực dân Pháp nên chủ trương của Phan Châu Trinh là phản đối bạo động cách mạng, không cần khởi nghĩa mà chỉ cần học, học thật giởi thì Pháp sẽ nể, phải xem ngang bằng, cuối cùng phải trả lại độc lập. Lai chưa có một tổ chức cách mạng sáng suốt nên đưa đến phong trào cách mạng thất bai.

- Đáp án B: Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh là hai nhân vật tiêu biểu của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, Khi hai ông bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục diễn ra, không bao giờ ngừng.

- Đáp án C: phong trào lẻ tẻ tự phát là nguyên nhân của việc chưa có đường lối đúng đắn.

- Đáp án D: là nguyên nhân khách quan.

Chọn A

Câu 6.

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

So sánh xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh

* Giống nhau:

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX.

- Chủ trương cứu nước vừa giống nhau, vừa thống nhất ở khái niệm “dân nước và nước dân”.

- Xuất phát tư tinh thần yêu nước, thuộc khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Kết quả: đều không thành công.

- Ý nghĩa: tạo đã cho những cuộc vận động cách mạng mới.

* Khác nhau.

Nội dung

Xu hướng bạo động của

Phan Bội Châu

Xu hướng cải cách của

Phan Châu Trinh

Nhiệm vụ

Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến

Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”.

Chủ trương

Vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài, tổ chức bạo động, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

Nêu cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.

Con đường cứu nước

Cứu nước để cứu dân

Cứu dân để cứu nước

Chọn D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 140.

Cách giải:

Nhân vật yêu nước tiêu biểu chủ trương bạo động để giành độc lập ở nước ta đầu thế kỉ XX là Phan Bội Châu.

Chọn C

Câu 8.

Phương pháp: phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Con đường cứu nước của nhân dân ta trong những năm đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tư tưởng này được truyền bá vào Việt Nam thông qua nhiều con đường khác nhau (Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc là chủ yếu), nhưng khi vào Việt Nam đã mất đi tính thời đại kể từ khi cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917).

Chọn B

Câu 9.

Phương pháp: so sánh, nhận xét

Cách giải:

* Giống nhau: Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp để giành độc lập dân tộc.

* Khác nhau

Các nội dung chủ yếu

Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ phong kiến.

Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa tư sản.

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu yêu nước phong kiến.

Tầng lớp nho học đang trên con đường tư sản hóa.

Phương pháp đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang là chủ yếu.

Khởi nghĩa vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.

Tổ chức

Theo lề lối phong kiến.

Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.

Lực lượng tham gia

Đông nhưng hạn chế.

Nhiều tầng lớp, giai cấp và thành phần xã hội.

Chọn C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 140.

Cách giải:

Trong giai đoạn trước năm 1973, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa được xác lập, vì thế, Nhật Bản chưa có những hành động đỡ Việt Nam trong quá trình kháng chiến chống Pháp xâm lươc. Chính vì thế, đây không phải là nguyên nhân Phan Bội Châu muốn cầu đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

Các đáp án: A, B, D đều là nguyên nhân Phan Bội Châu muốn đi theo con đường của Nhật nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là Nhật Bản là nước "đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa.

Chọn D

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close