Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 11 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế vào năm 1883 nhằm mục đích gì?

A. Để buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp.

B. Để trả thù cho Rivie.

C. Để buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược nước ta.

D. Để buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán.

Câu 2. Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì.

B. Tăng cường viện binh.

C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ.

D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới.

Câu 3. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân.

C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc.

D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

Câu 4. Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhất ở Bắc Kì năm 1873?

A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội.

B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội).

C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội).

D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).

Câu 5. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.

C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

B. Sau khi kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

Câu 6. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:

1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất.

2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước.

3. Đội tàu chiến của Gacnie kéo quân đến Hà Nội.

A. 1,2,3.                               B. 2,1,3.

C. 3,2,1.                               D. 3,1,2.

Câu 7. Hiệp ước Hác măng (25-8-1883) và Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) mà triều đình Huế kí với Pháp đều thể hiện

A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.

B. sự bán nước của triều đình Huế.

C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang.

D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.

Câu 8. Âm mưu và quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp có đặc điểm là

A. lâu dài và liên tục.

C. nhất thời và ngắt quãng.

B. lâu dài và ngắt quãng.

D. nhất thời và liên tục.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?

Câu 2: Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. C

3. D

4. C

5. B

6. D

7. A

8. A

 Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 122.

Cách giải:

Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế vào năm 1883 nhằm buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 117.

Cách giải:

Để chuẩn bị tiến công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã cử gián điệp ra Bắc nắm bắt tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 119.

Cách giải:

Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874) để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 118, suy luận.

Cách giải:

Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất là trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm cho nhân dân ta vô cũng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 124, suy luận.

Cách giải:

Với các hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản việc xâm lược Việt Nam.

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (20-11-1873)

2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước (sau khi Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết năm 1874)

3. Đội tàu chiến của Gacnie kéo quân đến Hà Nội. (5-11-1873.

Chọn đáp án: D

Câu 7.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, trái ngược với tinh thần kháng chiến đến cùng của nhân dân thì triều đình nhà Nguyễn lại tỏ ra nhu nhược và có tư tưởng chủ hòa, tiêu biểu là kí kết với Pháp các Hiệp ước đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp (Nhâm Tuât, Giáp Tuất, Hácmăng, Patơnốt). Triều đình còn sợ dân hơn sợ Pháp nên không dám cùng nhân dân đoàn kết đứng lên chống Pháp. Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) đã thể hiện rất rõ thái độ đó của triều đình Huế.

Chọn đáp án: A

Câu 8.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Âm mưu và quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp có đặc điểm là lâu dài và liên tục:

- Về âm mưu xâm lược: Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai (Versaiìles) năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX. Cho đến tháng 9-1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hòa hoãn, liên quân hai nước cùng nhau câu kết để uy hiếp Trung Quốc, cộng thêm các báo cáo của bọn con buôn và giáo sĩ về tình hình ngày thêm suy đốn của triều đình Huế, Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.

- Quá trình xâm lược: liên tục từ khi chính thức đặt chân đến Việt Nam (1-9-1858) đến năm 1884. Từ đánh chiến Đông Nam Kì đến toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì rồi toàn bộ Việt Nam. 

Chọn đáp án A.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 118, 119, suy luận

Cách giải:

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương.

- Về lực lượng tham gia: toàn thể quần chúng nhân dân Bắc Kì.

- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, giành được thắng lợi lớn (trận Cầu Giấy), nhưng diễn ra còn phân tán, thiếu thống nhất.

- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. 

=> Nhận xét:

- Triều đình, đại diện là Nguyễn Tri Phương đã kiên quyết chống giặc. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vẫn còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,…).

- Ban đầu là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình. Sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

Câu 2:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 122, 123

Cách giải:

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):

- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh - Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

=> Với bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close