Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Đề số 3 - Đại số 10Đáp án và lời giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Đại số 10 Đề bài Chọn phương án đúng Câu 1. Cho mệnh đề \(\forall x \in R,{x^2} > 0\). Phủ định mệnh đề trên là A.\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} < 0\) B.\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} \le 0\) C.\(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} \le 0\) D.\(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} < 0\) Câu 2. Cho mệnh đề chứa biến \(P(x):x + 15 \le {x^2}\) với \(x \in \mathbb{R}.\) Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng A.P(0) B.P(5) C.P(2) D.P(4) Câu 3. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào không phải là định lý A.\(\forall n \in \mathbb{N},{n^2} \;\vdots\; 2 \Rightarrow n \;\vdots \;2\) B.\(\forall n \in \mathbb{N},{n^2} \;\vdots \;3 \Rightarrow n \;\vdots \;3\) C.\(\forall n \in \mathbb{N},{n^2}\; \vdots \;9 \Rightarrow n \;\vdots \;9\) D.\(\forall n \in \mathbb{N},{n^2}\; \vdots\; 6 \Rightarrow n \;\vdots\; 6\) Câu 4. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng A.\(\forall x \in \mathbb{R},x > 1 \Rightarrow {x^2} > 1\) B.\(\forall x \in \mathbb{R},x > - 1 \Rightarrow {x^2} > 1\) C.\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} > 1 \Rightarrow x > 1\) D.\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} > 1 \Rightarrow x > - 1\) Câu 5. Cho tập A có 5 phần tử. Số tập con có 2 phần tử của A là A.8 B.10 C.12 D.14 Câu 6. Cho hai tập \(A = \left\{ {x \in \mathbb{R}|x + 3 < 5 + 2x} \right\},\)\(\;{\rm{ B = }}\left\{ {x \in \mathbb{R}|5x - 4 < 4x - 1} \right\}\) Tất cả các số tự nhiên thuộc tập \(A \cap B\) là A. \(0,1,2\) B. \(0,1\) C. \(1,2\) D. \(-1,0,1,2\) Câu 7. Cho số \(a{\rm{ }} < {\rm{ }}0\). Điều kiện cần và đủ để hai tập \(( - \infty ;5a)\) và \(\left( {\dfrac{5}{a}; + \infty } \right)\) có giao khác rỗng là A.\( - 1 \le a < 0\) B.\(a \le - 1\) C.\(a < -1\) D.\(-1< a <0\) Câu 8. Cho các tập hợp \(A = \left\{ {x \in \mathbb{R}|f(x) = 0} \right\},\)\(\;B = \left\{ {x \in \mathbb{R}|g(x) = 0} \right\}\) và \(C = \left\{ {x \in \mathbb{R}|{f^2}(x) + {g^2}(x) = 0} \right\}\). Khi đó A. \(C = A \cup B\) B. \(C = A\backslash B\) C. \(C=B\backslash A\) D. \(A \cap B\) Câu 9. Cho các tập \(A = \left[ { - 5;4} \right],\)\(\,{\rm{ B = }}\left( { - 3;2} \right)\). Khi đó A.\(A\backslash B = \left[ { - 5; - 4} \right] \cup \left[ {3;4} \right]\) B.\(A\backslash B = \left[ { - 5; - 3} \right] \cup \left[ {2;4} \right]\) C.\(A\backslash B = \left[ { - 5; - 3} \right]\) D.\(A\backslash B = \left[ { - 5;\left. { - 3} \right) \cup \left( {2;\left. 4 \right]} \right.} \right.\) Câu 10. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng A.\(E \subset E \cap F\) B.\(E \cup F \subset F\) C.\(E = (E\backslash F) \cup (E \cap F)\) D.\(E \cup F = (E\backslash F) \cup (F\backslash E)\) Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn C. Áp dụng: Phủ định của mệnh đề “\(\forall x \in X,P(x)\)” là mệnh đề “\(\exists x \in X,\overline {P(x)} \) “. Phủ định của mệnh đề \(\forall x \in R,{x^2} > 0\) là \(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} \le 0\) Câu 2. Chọn B. \(P(5):5 + 15 \le 25\) là mệnh đề đúng. Câu 3. Chọn C. Với \(n = 3\) thì \({n^{2\;}}{\rm{ = }}9\) chia hết cho 9 nhưng \(n\) không chia hết cho 9 nên mệnh đề C sai hay nó không phải định lý. Câu 4. Chọn A. Hiển nhiên \(x > 1\) thì \({x^2}\; > 1\). Câu 5. Chọn B. Giả sử \(A = \left\{ {a;b;c;d;e} \right\}\) . Các tập con có hai phần tử của \(A\) là \(\left\{ {a;b} \right\},\left\{ {a;c} \right\},\left\{ {a;d} \right\},\left\{ {a;e} \right\},\left\{ {b;c} \right\},\)\(\;\left\{ {b;d} \right\},\left\{ {b;e} \right\},\left\{ {c;d} \right\},\left\{ {c;e} \right\},\left\{ {d;e} \right\}\) . Có tất cả 10 tập như vậy. Câu 6. Chọn A. Ta có: \(x + 3 < 5 + 2x \Leftrightarrow x > - 2\) . Suy ra \(A = \left( { - 2; + \infty } \right)\) . Tương tự \(5x - 4 < 4x - 1 \Leftrightarrow x < 3\) . Suy ra \(B = \left( { - \infty ;3} \right)\) . \( \Rightarrow A \cap B = \left( { - 2;3} \right)\) Mà các số cần tìm là số tự nhiên nên ta có các số thỏa mãn là 0;1;2. Câu 7. Chọn D. Hai tập đã cho có giao khác rỗng khi và chỉ khi \(\dfrac{5}{a} < 5a \Leftrightarrow 5 > 5{a^2}\) (nhân cả hai vế với \(a < 0\)) \( \Leftrightarrow {a^2} < 1 \Leftrightarrow - 1 < a < 1\) Kết hợp với \(a < 0\) ta được \(-1 < a < 0\). Câu 8. Chọn D \(\begin{array}{l}x \in C \Leftrightarrow {f^2}(x) + {g^2}(x) = 0\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f(x) = 0\\g(x) = 0\end{array} \right.\\{\rm{ }} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in A\\x \in B\end{array} \right. \Leftrightarrow x \in A \cap B\end{array}\) . Vậy \(C = A \cap B\) . Câu 9. Chọn B. Biểu diễn các tập hợp trên trục số để suy ra kết quả. Vậy \(A\backslash B = \left[ { - 5; - 3} \right] \cup \left[ {2;4} \right]\). Câu 10. Chọn C. Kiểm tra hệ thức \(E = \left( {E\backslash F} \right) \cup \left( {E \cap F} \right)\) bằng biểu đồ Ven. Đáp án A: sai vì \(E \cap F \subset E\) Đáp án B: sai vì \(F \subset E \cup F\) Đáp án D: sai vì \(E \cup F = \left( {E\backslash F} \right) \cup \left( {F\backslash E} \right) \cup \left( {E \cap F} \right)\) HocTot.Nam.Name.Vn
|