Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 4 - Vật lí 10

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 4 - Vật lí 10 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Động lượng là đại lượng véctơ.

B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.

C. Động lượng là đại lượng vô hướng.

D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.

Câu 2: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và tăng vận tốc của nó lên 2 lần thì động lượng của vật sẽ:

A. tăng 4 lần.     B. không đổi.

C. giảm 2 lần.     D. tăng 2 lần.

Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .

B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.

D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

Câu 4: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động bằng phản lực

A. Chuyển động của tên lửa

B. Chuyển động của con mực

C. Chuyển động của khinh khí cầu

D. Chuyển động giật của súng khi bắn

Câu 5: Một vật có khối lượng 200 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động lượng của ôtô là:

A. 1,08.104 kgm/s       B. 3.103 kgm/s

C. 22,5 kgm/s             D. 45.104 kgm/s

Câu 6: Một gàu nước khối lượng 5 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 4 m trong khoảng thời gian 50 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2):

A. 4J.              B. 4W

C. 40W           D. 40J

Câu 7: Gọi \(\alpha \) là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển. Trường hợp nào sau đây ứng với công cản:

A. \(\alpha \) là góc tù            B. \(\alpha \) là góc nhọn

C. \(\alpha  = \frac{\pi }{2}ra{\rm{d}}\)           D. \(\alpha  = \pi \) rad

Câu 8: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Sinh công tương ứng là A1; A2 và A3. Hệ thức đúng là:

 

A. A1 > A2 > A3     B. A1 < A2 < A3

C. A1 = A2 = A3     D. A2 < A1 < A3

Câu 9: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g, có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là:

A. 0,85 kg.m/s            B. 0

C. 85 kg.m/s               D. 1,2 kg.m/s.

Câu 10: Một vật m chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Gọi p và v lần lượt là độ lớn của động lượng và vận tốc của vật đồ thị của động lượng theo vận tốc có dạng là hình vẽ nào sau đây ?

 

A. Hình 1                   B. Hình 2

C. Hình 3                   D. Hình 4

Lời giải chi tiết

1. C

2. A

3. D

4. C

5. B

6. B

7. A

8. C

9. A

10. C

Câu 1:

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật.

Khi vật chuyển động thẳng đều thì vận tốc \(\overrightarrow v \) không thay đổi nên động lượng không đổi.

Chọn C

Câu 2:

Ta có p = m.v

Khi m’ = 2m; v’ = 2v thì p’ = 2m.2v = 4mv = 4p

Chọn A

Câu 3:

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Chọn D

Câu 4:

Chuyển động của khinh khí cầu không phải là chuyển động bằng phản lực.

Chọn C

Câu 5:

Ta có: m = 200 kg; v = 54 km/h = 15 m/s.

Động lượng của ôtô là: 

\(p = m.v = 200.15 = 3000 = {3.10^3}(kgm/s)\)

Chọn B

Câu 6:

Gàu nước khối lượng 5kg được kéo cho chuyển động đều nên lực kéo F có độ lớn bằng trọng lượng của vật: \({F_k} = mg = 5.10 = 50N\)

Công suất trung bình của lực kéo là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{F.h}}{t} = \frac{{50.4}}{{50}} = 4W\)

Chọn B

Câu 7:

Chọn A

Câu 8:

Theo công thức tính công ta có: A = F.S.cos⁡ α = F.cos⁡α.S = F(S) S (*)

+ F(S) chính là độ dài đại số hình chiếu của lực F lên phương của quỹ đạo chuyển động S

+ Theo hình ta có: F1(S) = F2(S) = F3(S)

+ Mặt khác theo bài: S1 = S2 = S3 = AB

+ Do vậy từ (*) ta suy ra: A1 = A2 = A3

Chọn C

Câu 9:

Độ lớn động lương của mỗi vật lần lượt là:

p1 = m1.v1 = 0,2.3 = 0,6 kg.m/s.

p2 = m2.v2 = 0,3.2 = 0,6 kg.m/s.

Động lượng của hệ: \(\overrightarrow p  = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2}\)

Vì hai vật chuyển động vuông góc nhau nên \(\overrightarrow {{p_1}}  \bot \overrightarrow {{p_2}} \)

Suy ra:

\(p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2}  = \sqrt {0,{6^2} + 0,{6^2}} \\ = 0,85kg.m/s\)

Chọn A

Câu 10:

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Độ lớn: p = m.v

Vì khối lượng (m) của vật không thay đổi, còn vận tốc thì thay đổi (vì vật đang chuyển động thẳng nhanh dần đều) như vậy m đóng vai trò là hằng số (m đặt là a), v đóng vai trò là biến số (v đặt là x). Xét độ lớn của động lượng p (p đặt là hàm số y).

Do đó biểu thức (*) có dạng toán học y = a.x đây là hàm bậc nhất với hệ số góc a > 0.

⇒ Hình 3 chính là đồ thị dạng toán học của nó.

Chọn C

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close