Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 10Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 10 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài Câu 1: Trong chuyển động tròn đều vecto vận tốc dài có A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo. B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo. C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo. D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo. Câu 2: Chuyển động cơ là sự thay đổi … của vật này so với vật khác theo thời gian. Từ cần điền vào chỗ trống là: A. chiều B. phương C. hướng D. vị trí Câu 3: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h. B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h. C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h. D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h. Câu 4: Trong đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) của một chuyển động thẳng của một vật như hình dưới. Những đoạn ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. AB, EF. B. AB, CD. C. CD, EF. D. CD, FG. Câu 5: Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là A. x = t² + 4t – 10 B. x = –0,5t – 4. C. x = 5t² – 20t + 5 D. x = 10 + 2t + t². Câu 6: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật ngay trước khi chạm đất của vật rơi tự do là A. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) B. \(v = \sqrt {2gh} \) C. \(v = 2gh\) D. \(v = \sqrt {gh} \) Câu 7: Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi A. không có lực tác dụng. B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không. C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không. D. bỏ qua lực cản của không khí. Câu 8: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất A. 13 giờ. B. 12 giờ. C. 11 giờ. D. 10 giờ. Câu 9: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau. B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau. C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại. D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Câu 10: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó là A. 43 m. B. 45 m. C. 39 m. D. 41 m. Lời giải chi tiết
Câu 1: Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc dài có độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo. Chọn C Câu 2: Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. Chọn D Câu 3: Khi t = 0 thì x = x0 = 10(km) => Chất điểm đó xuất phát từ điểm cách gốc tọa độ 10km. Vận tốc ban nđầu của chất điểm là: v0 = 60km/h Chọn C Câu 4: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian và cùng chiều với vận tốc v, đồng thời v có giá trị phụ thuộc theo thời gian là một hàm bậc nhất: \(v = {v_0} + at\left( {a \ne 0} \right)\) Trong đồ thị (v, t) thì đường biểu diễn v theo t là một đường thẳng. Ta thấy đoạn AB và CD trên đồ thị biểu diễn vận tốc v có giá trị tăng đều theo thời gian. Chọn B Câu 5: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, gia tốc a và vận tốc v luôn trái dấu. Phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của x theo t trong chuyển động biến đổi đều là hàm bậc hai của thời gian: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) Từ phương trình trên ta thấy phương trình: \(x = 5{t^2} - 20t + 5\) có: + Gia tốc a = 2,5 > 0 + Vận tốc v0 = -20 < 0 => Thỏa mãn điều kiện a.v0 < 0 nên đây là phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều. Chọn C Câu 6: Ta có: \(v = \sqrt {2gh} \) Chọn B Câu 7: Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không. Chọn C Câu 8: Gọi thuyền là vật 1; nước là vật 2; bờ là vật 3. Vận tốc của thuyền so với bờ là: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \) Khi thuyền chạy xuôi dòng thì \(\left| {\overrightarrow {{v_{13}}} } \right| = \left| {\overrightarrow {{v_{12}}} } \right| + \left| {\overrightarrow {{v_{23}}} } \right| = \frac{S}{{{t_x}}} = \frac{S}{3}\left( {km/h} \right)\) (1) Khi thuyền chạy ngược dòng thì: \(\left| {\overrightarrow {{v_{13}}} } \right| = \left| {\overrightarrow {{v_{12}}} } \right| - \left| {\overrightarrow {{v_{23}}} } \right| = \frac{S}{{{t_n}}} = \frac{S}{6}\left( {km/h} \right)\) (2) Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được \(\left\{ \begin{array}{l}\left| {\overrightarrow {{v_{12}}} } \right| = \frac{S}{4}\left( {km/h} \right)\\\left| {\overrightarrow {{v_{23}}} } \right| = \frac{S}{{12}}\left( {km/h} \right)\end{array} \right.\) Nếu phà tắt trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất thời gian là: \(t = \dfrac{S}{{\left| {\overrightarrow {{v_{23}}} } \right|}} = \dfrac{S}{{\dfrac{S}{{12}}}} = 12h\) Chọn B Câu 9: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Chọn D Câu 10: Ta có: 3s là thòi gian để viên đá rơi nhanh dần đều xuống vực phát ra âm thanh. Thời gian để âm thanh chuyển động đều từ vực đến tai người nghe là: \({t_1} + {t_2} = 3{\rm{s}}\) (1) Quãng đường đá rơi bằng quãng đường âm thanh truyền: \(\frac{1}{2}gt_1^2 = v.{t_2} \Leftrightarrow \frac{1}{2}.9,9.t_1^2 = 330{t_2} \Rightarrow {t_1} = \frac{{10\sqrt {6{t_2}} }}{3}\) (2) Từ (1) và (2) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = 2,875{\rm{s}}\\{t_2} = 0,124{\rm{s}}\end{array} \right.\) Độ cao từ vách núi xuống đáy vực là: \(S = v{t_2} = 330.0,124 = 40,92m\) Chọn D HocTot.Nam.Name.Vn
|