Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam? A. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt. B. Nhiều công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm C. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân D. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh Câu 2. Thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? A. Trút gánh nặng sang các nước thuộc địa B. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động Pháp C. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương D. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở Pháp và các nước thuộc địa Câu 3. Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào? A. Chính quyền Xô viết B. Chính quyền dân chủ tư sản C. Chính quyền của dân, do dân, vì dân D. Chính quyền công- nông- binh Câu 4. Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào? A. Hà Nội B. Nghệ - Tĩnh C. Nam Định D. Sài Gòn Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ ngành nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 6. Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 có đặc điểm gì nổi bật? A. Phát triển xen lẫn khủng hoảng B. Phát triển mạnh mẽ C. Phát triển chậm D. Khủng hoảng trầm trọng II. TỰ LUẬN (4 điểm) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 72. Cách giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân - Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp. - Công nhân bị thất nghiệp, đồng lương giảm sút - Tiểu tư sản đời sống bấp bênh - Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Chọn: C Câu 2. Phương pháp: sgk trang 72. Cách giải: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, đồng thời thực hiện chính sách trút gánh nặng khủng hoảng sang các nước thuộc địa Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 74. Cách giải: Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 73. Cách giải: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 72. Cách giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ nông nghiệp. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 72. Cách giải: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, từ năm 1930 nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng. Chọn: D II. TỰ LUẬN Phương pháp: sgk trang 72. Cách giải: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế - xã hội Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề: * Kinh tế: - Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. * Xã hội: - Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ: nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh,... - Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực. - Pháp ra sức đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng vừa bùng nổ. HocTot.Nam.Name.Vn
|