Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương III - Phần 2 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 3 - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Một số quan lại cũ của nhà Lê đã có hành động gì sau khi Mạc Đăng Dung lập nên nhà Mạc?

A. Thành lập nhà nước mới gọi là Bắc triều.

B. Kêu gọi toàn dân khởi nghĩa lật đổ nhà Mạc.

C. Phục tùng nhà Mạc và được cắt cử cai trị các địa phương.

D. Nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở Thanh Hóa.

Câu 2. Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã gặp phải khó khăn gì?

A. xây dựng chính quyền theo mô hình mới còn bỡ ngỡ.

B. sự bất lực và suy sụp của dòng họ Mạc.

C. chịu sức ép từ hai phía nam bắc.

D. tình trạng phân tán, cát cứ giữa các thế lực còn tồn tại.

Câu 3. Nước ta phân chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài do hệ quả của cuộc chiến tranh nào?

A. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

B. Chiến tranh Trịnh – Mạc.

C. Chiến tranh Lê – Trịnh.

D. Chiến tranh Nam – Bắc triều.

Câu 4. Hai chính quyền song song tồn tại trong bộ máy chính quyền phong kiến Đàng Trong gồm?

A. Triều đình và phủ huyện.

B. Triều đình và phủ chúa.

C. Phủ chúa và phủ huyện.

D. Vua Lê và triều đình.

Câu 5. Nhà Mạc đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong những năm đầu thống trị?

A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

B. Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

C. Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.

D. Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Câu 6. Nội dung nào không giải thích đúng cho căn nguyên Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” để nổi dậy?

A. Ngoại bang không có cớ giúp vua Lê để can thiệp.

B. Nhà Mạc giết hết vua quan nhà Lê.

C. Sự thành lập triều Lê sơ là chính thống.

D. Phù hợp với lòng dân.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Hãy đánh giá vai trò của Vương triều Mạc.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. C

3. A

4. B

5. D

6. B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 107.

Cách giải:

Không chấp nhận chính quyền họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 107. 

Cách giải:

Khó khăn quan trọng của nhà Mạc trong những năm đầu thống trị là: phải chịu sức ép từ hai phía: phía Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối, nên nhân dân phản đối và không còn được sự tin tưởng của nhân dân.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 108.

Cách giải:

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối năm 1672, không phân thắng bại. Hai bên đã giảng hòa và lấy sông Gianh làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền riêng biệt.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 108, suy luận.

Cách giải:

Từ cuối thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến Nam triều chuyển về Thăng Long, được xây dựng lại hoàn chỉnh với danh nghĩa thống trị toàn bộ đất nước, do vua Lê đứng đầu. Tuy nhiên, quyền hành của vua Lê Chiêu Thống không còn như trước, thậm chí bị thu hẹp đến mức chỉ còn là danh nghĩa. Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Tổng chỉ huy quân đội họ Trịnh.

=> Như vậy, ở Đàng Trong tồn tại hai chính quyền là triều đình và phủ chúa (Vua Lê – Chúa Trịnh).

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 107, suy luận.

Cách giải:

Chính sách của nhà Mạc trong những năm đầu thống trị đất nước bao gồm:

- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

- Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại.

- Xây dựng quân đội mạnh.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.

=> Đáp án D: Nhà Mạc không thực hiện được cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sở dĩ Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” là do nguyên nhân sau:

- Thời phong kiến, kẻ giết vua, lật đổ ngôi vua được coi là phản tặc, bao gồm cả trường hợp chế độ đó đã suy yếu. Đặc biệt, triều Lê trong quá trình tồn tại của mình lại rất được lòng dân từ con đường hình thành (từ một cuộc khởi nghĩa) đến những chính sách tích cực trong quá trình tồn tại của mình.

- Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” sẽ hợp lòng dân và ngoại bang không có cớ để giúp vua Lê để can thiệp hay xâm lược nước ta.

=> Loại trừ đáp án: B

Chọn: B

II. TỰ LUẬN           

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 106, 107, đánh giá, nhận xét. 

Cách giải:

- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:

+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.

=> Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close