Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương III - Phần 2 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 3 - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Sau khi chiếm gần nửa đất Nam Bộ (cuối năm 1784), quân Xiêm đã có hành động nào sau đây?

A. đem 5 vạn quân thủy, bộ tiến sang nước ta.

B. tổ chức chiến đấu với quân Tây Sơn ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

C. chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.

D. giúp chúa Nguyễn khôi phục lại chính quyền.

Câu 2. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn hoàn toàn thắng lợi đánh dấu bằng thắng lợi nào?

A. Bạch Đằng.

B. Ngọc Hồi – Đống Đa.

C. Rạch Gầm – Xoài Mút.

D. Tây Kết – Vạn Kiếp.

Câu 3. Nghĩa quân Tây Sơn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ gì sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn?

A. Đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh.

B. Kháng chiến chống quân Xiêm.

C. Kêu gọi nhân dân xây dựng đất nước.

D. Kháng chiến chống quân Thanh.

Câu 4. Nội dung nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

B. Phong trào nông dân bị đàn áp.

C. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

Câu 5. Vì sao cuối năm 1788, vua Càn Long cho 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta?

A. Vì vua Càn Long muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

B. Vì Nguyễn Ánh cầu cứu vua Thanh.

C. Vì nội bộ nước ta bị chia rẽ do chúa Trịnh lấn át quyền lực của vua Lê.

D. Vì vua Xiêm muốn quân Thanh và quân Xiêm cùng lúc tấn công nước ta.

Câu 6. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

B. Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc.

C. Diễn ra trong thời gian ngắn, với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

D. Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Hãy trình bày đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Thanh.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. B

3. A

4. D

5. A

6. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 117.

Cách giải:

Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay), chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở những vùng đất còn lại.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 119.

Cách giải:

Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 116.

Cách giải:

Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới được đặt ra cho phong trào Tây Sơn là: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, cũng có nghĩa là phải đảm nhận thêm sứ mệnh thống nhất lại đất nước.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 116, suy luận.

Cách giải:

Phong trào Tây Sơn nổ ra trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền => Đáp án D không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào Tây Sơn.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 117, suy luận.

Cách giải:

Nhân cơ hội vua Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, nhận thấy đây là một cơ hội thuận lợi để mở rộng lãnh thổ về phía Nam, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giành lại chính quyền.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Thanh (1789) bao gồm:

- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Đáp án A: là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785).

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 118, 119, suy luận.

Cách giải:

* Đặc điểm:

- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close