Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Trong giai đoạn nào, kinh tế Mĩ vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng không còn giữ vị trí tuyệt đối như trước nữa? A. Từ năm 1845 đến năm 1952. B. Từ năm 1952 đến năm 1973. C. Từ năm 1973 đến năm 1991. D. Từ năm 1991 đến năm 2000. Câu 2. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. B. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới. C. Mĩ là nước có sản lượng nông nghiệp gấp 4 lần 5 nước tư bản cộng lại. D. Mĩ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng bố. Câu 3. Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do A. nhận được sự ủng hộ của Liên Xô B. kết quả của quá trình hiên đại hóa sản xuất. C. được yên ổn sản xuất, bán vũ khí cho nước tham chiến. D. có khai thác triệt để nguồn tài nguyên giàu có. Câu 4. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Nhật Câu 5. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không bị chiến tranh tàn phá. B. Được yên ổn sản xuất vũ khí và bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. Tập trung sản xuất và tư bản cao. D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. Câu 6. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật. B. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú . D. Tập trung sản xuất và tư bản cao . Câu 7. Mĩ dựa trên cơ sở nào để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự giúp đỡ của các nước tư bản đồng minh. B. Thành công trong cách mạng khoa học – kĩ thuật. C. Tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh. D. Chính sách đối ngoại đạt một số kết quả nhất định. Câu 8. Từ năm 1991, Mĩ cố gắng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” âm mưu làm bá chủ thế giới dựa trên một trong những cơ sở nào? A. Sự suy yếu của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Sự phát triển vượt trội của Mĩ trên nhiều mặt. C. Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì. D. Sự ủng hộ của Nhật Bản và các cường quốc đồng minh. Câu 9. Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” bởi A. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. B. thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959. C. thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979. D. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975. Câu 10. Thành tựu cơ bản nào thể hiện sự cạnh tranh của Liên Xô với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ. B. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân. C. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế. D. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 33. Cách giải: Từ năm 1973, kinh tế Mĩ vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng không còn giữ vị trí tuyệt đối như trước nữa. Cụ thể: - Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8 % của thế giới (1973) - Dự trữ vàng chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974) - … Chọn: C Câu 2. Phương pháp: sgk trang 33. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Chọn: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 33. Cách giải: Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên nhanh chóng do được yên ổn sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 34. Cách giải: Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 33, suy luận. Cách giải: Những nguyên nhân tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai do: + Được yên ổn sản xuất vũ khí và bán vũ khí cho các nước tham chiến. + Không bị chiến tranh tàn phà. + Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên. + Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật + Chính sách điều tiết hợp lí của nhà nước + Sự canh tranh hiệu quả của các công ty Mĩ, tập trung sản xuất và tư bản cao. + Thu lợi từ bên ngoài. => Loại trừ đáp án: D Chọn: D Câu 6. Phương pháp: sgk trang 33, 34, suy luận. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực. Những thành tựu này được áp dụng trong sản xuất làm tăng năng xuất lên gấp nhiều lần, có tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế. Đối với Mĩ, áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm là nguyên nhân quan trọng nhất cũng là cơ bản nhất thúc đẩu kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 35, suy luận. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh, Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” âm mưu bá chủ thế giới. Cụ thể: - Kinh tế: + Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới. + Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. + Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới. + Là chủ nợ duy nhất của thế giới. - Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. Chọn: C Câu 8. Phương pháp: sgk trang 35, suy luận. Cách giải: Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong những năm 1991 – 2000 và sự phát triển vượt trội của kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự. Đồng thời, Liên Xô và hệ thống xã hội tan rã (trật tự hai cực Ianta không còn) đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Chính vì thế, Mĩ âm mưu thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ đứng đầu. Tuy nhiên, Mĩ không dễ dàng thực hiện bởi sự cản trở của các lực lượng lớn trên thế giới. Giữa tham vọng to lớn và thực tế đối với Mĩ có khoảng cách không nhỏ. Chọn: B Câu 9. Phương pháp: sgk trang 35, suy luận. Cách giải: Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã được kết quả như: góp phần làm sụp đổ hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu và lôi kéo các nước đồng minh tham gia khối NATO. Tuy nhiên, Mĩ cũng gặp không ít thất bại, đặc biệt là trong chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975). Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã chọc thủng khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Thành tựu cơ bản thể hiện sự cạnh tranh của Liên Xô với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự và kinh tế. - Thế cân bằng về quân sự: Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, chế tạo nhiều vũ khí quân sự hiện đại. - Kinh tế: là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp và có nhiều thành tựu nổi bật trong khoa học – kĩ thuật và hàng không, vũ trụ. Chọn: D HocTot.Nam.Name.Vn
|