Đề kiểm tra 15 phút chương 6 phần 1 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 6 phần 1 lịch sử 12 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ A. Nước Mĩ. B. Nhật Bản. C. Nước Anh. D. Liên Xô Câu 2. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu. Câu 3. Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là A. Các nhà khoa học công bố "Bản đồ gen người" B. Công nghệ ezim ra đời C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ "đột biến gen" Câu 4. Bản đồ gen được giải mã hoàn chỉnh vào A. 1947 B. 1961 C. 2000 D. 2003 Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ xuất hiện từ A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX B. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX D. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX Câu 6. Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại trong nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng gì? A. Bùng nổ dân số B. Bùng nổ thông tin C. Mỗi phát minh về khoa học - kĩ thuật đều bắt đầu từ nghiên cứu khoa học - kĩ thuật D. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp Câu 7. Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là A. Cuộc cách mạng công nghiệp B. Cách mạng Sinh học C. Cách mạng công nghệ D. Cách mạng kĩ thuật Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học B. Đạt được thành tựu kì diệu trên các lĩnh vực khoa học- kĩ thuật C. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Câu 9. Tại sao trong giai đoạn thứ 2 của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ? A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật B. các quốc gia đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ C. việc đầu tư cho nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ được tiếp tục triển khai D. là giai đoạn công nghẹ bắt đầu ứng dụng trong sản xuất Câu 10. Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ mấy? A. Lần thứ nhất. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ tư. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 43. Cách giải: Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Chọn đáp án: A Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 69 Cách giải: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Chọn đáp án: C Câu 3. Phương pháp: Sgk trang 67 Cách giải: Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Nó là con cừu thuộc giống cừu Dorset Phần Lan. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Chọn đáp án: C Câu 4. Phương pháp: Sgk trang 67 Cách giải: Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được hoàn chỉnh. Chọn đáp án: D Câu 5. Phương pháp: Sgk trang 67. Cách giải: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ đầu những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX; Giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba) về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cố lõi của cách mạng khoa học-kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được coi là cách mạng khoa học-công nghệ. Chọn đáp án: A Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 68, sụy luận Cách giải: Với những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim,… dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt… Chọn đáp án: D Câu 7. Phương pháp: Sgk trang 67 Cách giải: Giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật từ năm 1973 đến nay diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, năng lượng mới,... Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ. Chọn đáp án: C Câu 8. Phương pháp: sgk 12 trang 66, suy luận. Cách giải: Trong cách mang khoa học – kĩ thuật hiện đại (lần 2) sau chiến tranh thế giới thứ hai, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa họC. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Chọn đáp án: D Câu 9. Phương pháp: sgk trang 67, suy luận. Cách giải: Ở giai đọan hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học => Cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ. Chọn đáp án: A Câu 10. Phương pháp: sgk trang 66, suy luận. Cách giải: Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. Chọn đáp án: B HocTot.Nam.Name.Vn
|