Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 - Đề số 5 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 12 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh (tháng 8-1945), các nước Đông Nam Á giành được độc lập là

A. Việt Nam, Lào, Malaixia

B. Việt Nam, Lào, Inđonexia

C. Việt Nam, Thái Lan, Indonexia

D. Việt Nam Lào, Campuchia

Câu 2. Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là

A. Cách mạng trắng

B. Cách mạng dân tộc dân chủ

C. Cách mạng xanh

D. Cách mạng chất xám.

Câu 3. Ngay sau khi giành độc lập, để phát triển kinh tế, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành

A. đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xuất khẩu.

B. công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

C. đẩy mạnh sản xuất, hạn chế nhập khẩu.

D. tăng cường nhập khẩu.

Câu 4: Chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN nhằm xây dựng nền kinh tế tự chủ,

nhanh chóng xóa bỏ tình trạng

A. nghèo nàn, thất nghiệp

B. lạc hậu, chưa công nghiệp hóa

C. nghèo nàn, lạc hậu

D. thiếu vốn và nguyên liệu

Câu 5: Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào vào 2/12/1975 là

A. nhân dân Lào ginàh được chính quyền trong cả nước

B. chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân

C. Mĩ kí hiệp đinh Viêng-chăn lặp lại hòa bình ở Lào

D. nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đối tượng và mục tiêu cốt lõi mà nhân dân Ấn Độ đưa ra trong các cuộc

đấu tranh là

A. chống đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc.

B. chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tự do, bình đẳng và bác ái.

C. chống thực dân Anh, thành lập Liên đoàn Hồi giáo.

D. chốn thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc.

Câu 7: Năm 1945, nhân dân  một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.

B. Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh.

C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản.

Câu 8: Ngày 18 - 3 - 1970 diễn ra sự kiện gì làm cho Campuchia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ?

A. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm chiếm Campuchia.

B. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Campuchia.

C. Mĩ mang quân xâm lược Campuchia.

D. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanuc.

Câu 9: Ý nào sau đây không phải là những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của ASEAN?

A. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

B. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

C. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

D. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 10: Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì?         

A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

B. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính  trị.

C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các thành viên ASEAN ngày càng có hiệu   quả.

D. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng - chính trị - quân  sự.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 B

 C

 A

 C

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 25.

Cách giải:

Ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, vào giữa tháng 8 -1945, nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh và nhiều nước đã giành được độc lập, trong đó có ba nước:

- Inđônêxia: 17-8-1945.

- Việt Nam: 2-9-1945.

- Lào: 12-10-1945.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 34.

Cách giải:

Cuộc cách mạng chất xám đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 29.

Cách giải:

Sau khi giành độc lập, nhóm các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội. Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội là: Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

=> Ngay sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành đẩy mạnh sản xuất, han chế nhập khẩu.

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 29.

Cách giải:

Ngay sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 27.

Cách giải:

Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được chính thức thành lập do Hoàng thân Xuphanuvong làm Chủ tịch. Nước Lào bước sang một thời kì mới – xây dựng đất nước, phát triển kinh tế -xã hội.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 33.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại phát triển mạnh mẽ.

=> Đối tượng và mục tiêu cốt lõi mà nhân dân Ấn Độ đưa ra trong các cuộc đấu tranh là chống đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc.

Chọn đáp án: A

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 25, suy luận.

Cách giải:

Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập, hoặc đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ.

=> Như vậy, năm 1945 nhân dân Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi là quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh để nổi dậy giành độc lập, trong đó có ba nước là: Inđônêxia, Lào, Campuchia.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 28, suy luận.

Cách giải:

*Ngày 18-3-1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi.

*Sự khác nhau giữa chủ nghĩa thực dân cũ và Chủ nghĩa thực dân kiểu mới:

- Chủ nghĩa thực dân cũ: xuất phát từ Anh, Pháp, Tây ban nha và Bồ Đào Nha. Mục tiêu của chúng là chiếm hữu các quốc gia khác làm thuộc địa, chiếm hữu người dân của nước khác làm nô lệ, làm tay sai cho mình, phục vụ lợi ích kinh tế và quân sự của quốc gia mẫu quốc.

- Chủ nghĩa thực dân kiểu mới thì khác, chúng xâm chiếm nước người nhưng không trực tiếp mà thông qua viện trợ vũ khí, viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế. Bề ngoài thì các nước bị xâm chiếm chẳng có vẻ gì là bị lệ thuộc cả vì vẫn có bộ máy hành chính riêng, có các cơ quan chức năng riêng biệt như một nhà nước độc lập. Tuy nhiên, ẩn sau đó là bàn tay của nước mẫu quốc. Điều này thể hiện rất rõ trong chiến tranh Việt Nam của Mỹ.

=> Sự kiện ngày 18-3-1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ là sự kiện đưa Campuchia vào quỹ đạo thực dân kiểu mới của Mĩ.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 31, loại trừ.

Cách giải:

Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của ASEAN bao gồm:

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

- Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

- Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung là mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu (EU).

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

- Đáp án A: Trước năm 1979, mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN là đối đầu, căng thẳng. Thời gian sau đó, vấn đề Campuchia được giải quyết. Ngày 28-7-1995, Việt Nam tham gia và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Đến sau đó hai năm kết nạp thêm Lào và Mianma, năm 1999 thêm Campuchia. Việc mở rộng thành viên sẽ giúp ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.

=> Vì thế, việc Việt Nam tham gia ASEAN đã trở thành mốc mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

Đáp án B: ASEAN là liên minh kinh tế văn hóa chứ không phải liên minh kinh tế - chính trị.

Đáp án C: Sự hợp tác giữa các nước thành viên có hiệu quả hay không còn phải dựa vào việc giải quyết những vấn đề chung có hiệu quả hay không chứ không liên quan đến việc kết nạp thêm thành viên mới.

Đáp án D: nếu có sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng – chính trị - quân sự thì đã không có sự hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á. Về văn hóa, các nước Đông Nam Á có sự tương đồng nhất định.

Chọn đáp án: A

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close