Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 lịch sử 11 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Đến thế kỉ nào, Anh đã độc chiếm và cai trị Ấn Độ? A. Đầu thế kỉ XVIII. B. Giữa thế kỉ XVIII. C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Đầu thế kỉ XIX. Câu 2. Trong khoảng 20 năm cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ đã diễn ra tình trạng hay sự kiện gì? A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết. B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ. C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trương Án Độ. D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Câu 3. Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận? A. Muốn được tham gia vào chính quyền và hợp tác với tư sản Anh. B. Muốn được tự do phát triển kinh tế và tham gia chính quyền. C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phát triển sản xuất. D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ. Câu 4. Sự thành lập Đảng Quốc đại có ý nghĩa A. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị. B. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu. C. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh. D. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị. Câu 5. Cuộc đấu tranh nào đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan? A. Cuộc tổng bãi công của hàng vạn công nhân Bombay. B. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xipay. C. Cuộc khởi nghĩa ở Can-cút-ta. D. Cuộc khởi nghĩa ở Đêli. Câu 6. Vì sao thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan? A. Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ. B. Do sự phản đối mạnh mẽ của tầng lóp trên có thế lực, C. Do thực dân Anh đã đạt được mục đích chia cắt Ấn Độ. D. Do áp lực từ các nước đế quốc khác. Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX? A. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. B. Đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô. D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancútta năm 1905 là A. Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây. B. Người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây bị áp bức, bóc lột nặng nề. C. Đạo luật về chia cắt Bengan có hiệu lực. D.Nhân dân ở Bombay và Cancútta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh giành độc lập, dân chủ. Câu 9. Điểm khác biệt giữa cao trào cách mạng 1905 – 1908 với các phong trào trước đó ở Ấn Độ là A. Có sự tham gia đông đảo của hàng vạn công nhân ở nhiều thành phố trên cả nước. B. Có quy mô lớn, nêu cao khẩu hiệu đấu tranh “Ấn Độ của người Ấn Độ”. C. Diễn ra dưới hình thức một cuộc tổng bãi công, lan rộng ra nhiều thành phố. D. Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. Câu 10. Đảng Quốc đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ? A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. B. Tạo điều kiện để phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn đỉnh cao. C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ. D. Đánh dấu sự thức tỉnh của giai cấp tư sản Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 8. Cách giải: Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 9. Cách giải: Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, những nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết. Trong khi đó, lương thực của Ấn Độ bị vơ vét đưa về nước Anh ngày càng nhiều; đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng khó khăn. Chọn đáp án: A Câu 3. Phương pháp: Sgk trang 10. Cách giải: Trong 20 năm đầu (1885 – 1905) giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội. Tuy nhiên, thực dân Anh vẫn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại. Chọn đáp án: B Câu 4. Phương pháp: Sgk trang 10. Cách giải: Năm 1885, Đảng Quốc đại được thành lập đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Chọn đáp án: A Câu 5. Phương pháp: Sgk trang 11. Cách giải: Tháng 6-1908, hàng vạn công nhân ở Bombay tiến hành bãi công trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan. Chọn đáp án: A Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 11, suy luận. Cách giải: Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nổ ra mạnh mẽ, nhất là cuộc bãi công ở Bombay của công nhân trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Khi cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao thì thực dân Anh đã buộc phải thu hồi đạo luật chia cắt Benga. Chọn đáp án: A Câu 7. Phương pháp: Sgk trang 8, loại trừ. Cách giải: Chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ bao gồm: - Mở rộng công cuộc khai thác Án Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. - Án Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp lương thực và nguyên liệu ngày càng nhiều cho chính quốc. Chọn đáp án: B Câu 8. Phương pháp: Sgk trang 22, suy luận. Cách giải: Tháng 7-1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hinđu. => Điều này làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cut-ta. => Thực dân Anh banh hành Đạo luật chia đôi xứ Ben-gan là nguyên nhân trực tiếp làm bủng nổ cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancutta năm 1905. Chọn đáp án: C Câu 9. Phương pháp: so sánh. Cách giải: - Phong trào 1905 – 1908: Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. - Phong trào trước năm 1905: đấu tranh ôn hòa, chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục – xã hội. Chọn đáp án: D Câu 10. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Đảng Quốc Đại đã thể hiện vai trò của mình thông qua việc: - Đảng quốc đại đã đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. - Là đòn giáng mạnh đến thưc dân Anh, buộc nhân dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan. - Thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân, đánh dấu bước phát triển mới của giai cấp tư sản - Lần đầu tiên trong lich sử, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào dân tộc. Chọn đáp án: A HocTot.Nam.Name.Vn
|