Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 14 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 lịch sử 11 - Đề số 14 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” được thành lập, đã A. Kêu gọi đối phó với các thế lực thù địch B. Tập hợp, tổ chức những thanh niên yêu nước C. Chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang D. Đề ra những cải cách mang tính chất tư sản Câu 2. Khu vực Mĩ Latinh bao gồm A. Toàn bộ khu vực phía Tây của châu Mĩ B. Toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ C. Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ Câu 3. Thực dân phương Tây đã thống trị các nước Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII là A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Anh, Tây Ban Nha C. Pháp, Bồ Đào Nha D. Đức, Hà Lan Câu 4. Chính sách thống trị nổi bật của thực dân phương Tây ở Mĩ Latinh là A. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc B. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ C. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc D. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Câu 5. Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là A. Tình trạng nghèo đói B. Kinh tế, xã hội lạc hậu C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo D.Chính sách bành trướng của Mĩ Câu 6. Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” của Mĩ thực chất là A. Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ B. Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ C. Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ D. Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ Câu 7. Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của A. Chủ nghĩa thực dân mới B. Chủ nghĩa thực dân cũ C. Sự đồng hóa dân tộc D. Sự nô dịch văn hóa Câu 8. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý đồ của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ) năm 1889? A. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh B. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển C. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ D. Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh Câu 9. Chính sách đối ngoại nào của các nước nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh? A. Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế. B. Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự. C. Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự. D. Tăng cường đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Câu 10. Phong trào đấu tranh ở Châu Phi đã để lại nhưng bài học kinh nghiệm như thế nào cho các quốc gia trên thế giới? A. Phải có một tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo. B. Phải đoàn kết các lực lượng giải phóng dân tộc. C. Phải có một tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo, phải đoàn kết các lực lượng giải phóng dân tộc. D. Phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước ngoài khu vực. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 28. Cách giải: Ở Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản do Đại ta Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Chọn đáp án: D Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 28. Cách giải: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê Chọn đáp án: C Câu 3. Phương pháp: Sgk trang 28. Cách giải: Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chọn đáp án: A Câu 4. Phương pháp: Sgk trang 28. Cách giải: Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Chọn đáp án: A Câu 5. Phương pháp: Sgk trang 30. Cách giải: Sau khi giành độc lập, nhiều nước Mĩ Latinh đã có những tiến bộ về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nhân dân khu vực Mĩ Latinh còn phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trường của Mĩ. Chọn đáp án: D Câu 6. Phương pháp: suy luận. Cách giải: - Chính sách “Ngoại giao bằng đồng đô la”: Chính sách của Mĩ trong quan hệ đối ngoại, nhằm thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình. - Chính sách “Cái gậy lớn” (còn được gọi là Cái gậy lớn và củ cà rốt): Chính sách đối ngoại của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ dựa trên thế mạnh để bắt nạt các nước nhỏ, song lại tỏ ra “nhân đạo”, như hỗ trợ kinh tế, viện trợ đô la, giúp đỡ để mà ràng buộc chặt chẽ hơn. Đây là trò lừa bịp, che đậy dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, bị nhân dân thế giới lên án. Từ cuối thế kỉ XIX, để gạt bỏ bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu khỏi khu vực Mĩ La-tinh và thực hiện chủ trương “Châu Mĩ của người châu Mĩ”, các đời tổng thống Mĩ đã đưa ra nhiều chính sách, trong đó có chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao bằng đồng đô la”. => Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ. Chọn đáp án: C Câu 7. Phương pháp: sgk trang 30, suy luận. Cách giải: - Về mục tiêu chiến lược, chủ nghĩa thực dân mới đưa ra hai điểm chủ yếu: + Duy trì sự bóc lột ở các nước thuộc địa, thụ thuộc, chậm phát triển (về tài nguyên thiên nhiên, nhân công rẻ mạt), biến các nước này thành nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hóa cho các công ty tư bản và logich tiếp theo là các nước này hòa nhập vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. + Ngăn chặn các nước mới giải phóng tiến vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. => Hai mục tiêu chiến lược này thể hiện hai mặt chính trị và kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và có liên quan mật thiết với nhau, đạt được mục tiêu này tất yếu phải đạt được mục tiêu còn lại. Như vậy, những chính sách mà Mĩ thực hiện ở Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới. Chọn đáp án: A Câu 8. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Học thuyết “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ): Học thuyết này được thành lập năm 1889, do các nhà chính trị, tư tưởng, xã hội Mĩ tuyên truyền rộng rãi. Theo họ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ, dựa trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa. Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành trướng thế lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này cũng nhằm chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập dân tộc và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau). => Học thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu Mĩ cùng phát triển. Chọn đáp án: B Câu 19. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Các nước tư bản Âu – Mĩ là các quốc gia có trình độ kinh tế và quân sự phát triển hơn so với các nước khác trong khu vực. Trong khi các nước khác ở khu vực châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh có trình độ phát triển kinh tế thấp. Chính vì thế, khi các nước đế quốc, thực dân có nhu cầu cao về thị trường và thuộc địa ắt sẽ đây mạnh xâm chiếm thuộc địa, các nước Á, Phi, Mĩ latinh chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và phái gánh số phận trở thành thuộc địa. Chọn đáp án: D Câu 20. Phương pháp: liên hệ. Cách giải: Do nguyên nhân thất bại của cuộc đấu tranh ở châu Phi là: trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch và chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn nên bài học đặt ra cho các quốc gia trên thế giới là cần phải có một tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo, phải đoàn kết các lực lượng giải phóng dân tộc. Chọn đáp án: C HocTot.Nam.Name.Vn
|