Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 11Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 11 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8 Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. B. Tự sự, biểu cảm, nghị luận, C. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận. D. Tự sự, miêu tả, nghị luận. Câu 2: Câu văn nào không nói lên tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên? A. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. B. Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. C. Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ. D. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập. Câu 3: Theo em, chất thơ trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ đâu? A. Từ những câu văn trữ tình giàu cảm xúc. B. Từ những câu văn giàu nhạc điệu. C. Từ những câu văn có nhiều hình ảnh gợi tả, nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ... D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Bút kí D. Hồi kí Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ? A. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng. B. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. C. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. D. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ. Câu 6: Chi tiết nào dưới đây thể hiện sắc thái hài hước trong những câu văn miêu tả trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A. Hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. B. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. C. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. D. Cả A và B đều đúng. Câu 7: Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ giọng vẫn hầm hè” có nghĩa là gì? A. Thái độ coi chừng đối phương. B. Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự. C. Giọng nói phát ra từ trong cổ họng. D. Lốì nói gàn dở, ngớ ngẩn. Câu 8: Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...” trích trong văn bản nào? A. Tôi đi học B. Lão Hạc C. Tức nước vỡ bờ D. Trong lòng mẹ Câu 9: Nhận định nào đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm? A. Cô bé bán diêm là truyện cổ tích có hậu. B. Cô bé bán diêm là truyện cổ tích thần kì C. Cô bé bán diêm là truyện ngắn có tính bi kịch. D. Cô bé bán diêm là truyện ngắn có hậu. Câu 10: Nhận định nào đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm A. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sông. B. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm vào cả đêm giao thừa. C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ. D. Cả ba nội dung trên đều đúng. Câu 11: Các nhân vật trong văn bản Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì? A. Nhà văn B. Bác sĩ C. Hoạ sĩ D. Nhạc sĩ Câu 12: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác? A. Tác phẩm đó phải độc đáo. B. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống, C. Tác phẩm đó phải có bề thế. D. Tác phẩm đó phải đẹp. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua văn bản Hai cây phong của Ai-ma-tốp. Câu 2: (4 điểm) Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ của em về số phận và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Lời giải chi tiết
II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1:
Phương pháp: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong văn bản Lời giải chi tiết: Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua văn bản Hai cây phong của Ai-ma-tốp: - Hai cây phong được tả bằng trí tưởng tượng, bằng cả tâm hồn người nghệ sĩ. Nghệ thuật nhân hoá làm cho hình ảnh hai cây phong có tâm trạng, cảm xúc như những con người. - Hai cây phong chính là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen, gắn với tên người thầy giáo có công xây dựng ngôi trường đầu tiên ở Ku-ku-rêu, người đã mang ánh sáng văn hoá đến cho lũ trẻ. - Vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của hai cây phong gắn liền với hình ảnh thầy Đuy-sen, với tình yêu quê hương tha thiết. - Văn bản đã đánh thức trong ta tình cảm: đừng bao giờ quên quá khứ tuổi thơ, quên công ơn và tình cảm của người thầy, quên bóng dáng quê hương. Câu 2:
Phương pháp: Từ nhân vật lão Hạc, nêu suy nghĩ của em về người nông dân trước cách mạng tháng Tám Lời giải chi tiết: Trình bày suy nghĩ của em về số phận và phẩm chất của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám. Thông qua tác phẩm Lão Hạc, học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về: - Số phận: Nghèo khổ, bất hạnh, bế tắc, bị bần cùng hoá trong xã hội thực dân phong kiến. - Phẩm chất: Nhân vật lão Hạc sáng ngời những phẩm chất cao quý: nhân hậu, giàu tình yêu thương con, ý thức về nhân cách, lòng tự trọng. - Cuộc sống cùng khổ không lối thoát của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, những phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc đã để lại trong ta những xúc cảm sâu sắc.
|