Đề cương bài tập học kì 1 Lịch sử 9- Có đáp án và lời giải chi tiếtĐề cương ôn tập học kì 1 lịch sử 9 - Đề được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Câu 1: Năm 1957 đã diễn ra một sự kiện quan trọng ở Liên Xô? A. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956 – 1960) được hoàn thành trước thời hạn B. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp, đứng hàng thứ hai (sau Mĩ) C. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất D. Cả ba câu A, B, C đều đúng Câu 2: Tại sao Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng và hòa bình thế giới? A. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ B. Chính phủ Liên Xô có nhiều chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực. C. Tới nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mĩ) D. Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. Câu 3: Chiến tranh đã làm nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại bao nhiêu năm? A. 5 năm B. 7 năm C. 10 năm D. 20 năm Câu 4: Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển vượt bậc trong thời kì 1945 – 1950 là A. Đưa con người bay vào vũ trụ. B. Đưa con người lên mặt trăng. C. Chế tạo tàu ngầm nguyên tử. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 5: Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp nặng. B. Công nghiệp nhẹ C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ. Câu 6: Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại những thế nào? A. Muốn làm bạn với tất cả các nước. B. Chỉ quan hệ với các nước lớn. C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. Chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 7: Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của khoa học – kĩ thuật? A. Coi trọng nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật. B. Mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài. C. Cho người đi học tập ở nước ngoài. D. Mời những người giỏi về làm việc Câu 8: Trước những khó khăn về kinh tế, những cải tổ về chính trị - xã hội được đẩy mạnh như thực hiện chế độ A. Đại nghị B. Quân chủ C. Tổng thống D. Dân chủ Câu 9: Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt? A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. B. Các nước cộng hòa tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập. C. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập. Câu 10: Chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại bao nhiêu năm? A. 71 năm B. 72 năm C. 73 năm D. 74 năm Câu 11: Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị ngày càng trầm trọng Chính phủ các nước Đông Âu đã có những hành động gì? A. Tiến hành một loạt cải cách về kinh tế và chính trị. B. Tuyên bố giải tán, từ bỏ quyền lãnh đạo. C. Kêu gọi sự trợ giúp của Liên Xô. D. Đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn. Câu 12: Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở các nước Đông Âu lên tới đỉnh điểm trong thời gian nào? A. Đầu năm 1988. B. Cuối năm 1988. C. Đầu năm 1991. D. Cuối năm 1991. Câu 13: Trong thời gian 1955 – 1993, Đảng nào liên tục cầm quyền ở Nhật Bản? A. Đảng Cộng sản Nhật Bản. B. Đảng Dân chủ Xã hội. C. Đảng Dân chủ Tự do. D. Đảng Komeito. Câu 14: Đất nước Mô-dăm-bích giành được độc lập vào thời gian nào? A. Tháng 4 năm 1975 B. Tháng 5 năm 1975 C. Tháng 6 năm 1975 D. Tháng 7 năm 1975 Câu 15: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân. Câu 16: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chủ ở ba nước nào? A. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. B. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Ăng-gô-la. C. Cộng hòa Nam Phi, Ăng- gô-la, Mô-dăm-bích. D. Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích, Ghi-nê Bít-xao. Câu 17: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Cộng hòa Nam Phi chính bị thức bị xóa bỏ ở Nam Phi vào năm nào? A.Năm 1991 B. Năm 1992 C. Năm 1993 D. Năm 1994 Câu 18: Hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào? A. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX B. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX Câu 19: Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 20: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1945 đến 1975. B. Từ năm 1950 đến 1980. C. Từ năm 1918 đến 1945. D. Từ năm 1945 đến 1950. Câu 21: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật. D. Tập trung sản xuất và tư bản cao. Câu 22: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 23: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại? A. Anh B. Pháp C. Mĩ. D. Nhật Câu 24: Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật? A. Tiến hành cuộc "cách mạng xanh" B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới C. Đưa con người lên mặt trăng D. Tạo ra cừu Đô-li Câu 25: Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7/1969)? A. Mĩ B. Nhật C. Liên Xô D. Trung Quốc Câu 26: Thành tựu nổi bật trong chinh phục vũ trụ của Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì? A. Đưa con người lên mặt trăng. B. Sản xuất tàu vũ trụ. C. Sản xuất tàu con thoi. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 27: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không bị chiến tranh tàn phá. B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. Tập trung sản xuất và tư bản cao. D. Tiến hành chiến tranh xâm lược vả nô dịch các nước. Câu 28: Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 29: Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ? A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. C. Do đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới. D. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội. E. Cả bốn nguyên nhân trên. Câu 30: "Chiến lược toàn cầu" do Tổng thống nào của Mĩ đưa ra? A. Tơ-ru-man B. Ken-nơ-đi C. Ai-xen-hao D. Giôn-xơn Câu 31: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ? A. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập. B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. C. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập. D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. Câu 32: Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì? A. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Câu 33: Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra? A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. Câu 34: Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì? A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động. C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ. D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen. Câu 35: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào? A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Mĩ D. Anh Câu 36: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là A. Chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. C. Giai cấp địa chủ phong kiến. D. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 37: Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada B. Chế độ độc tài Batixta bị lật đổ C. Chế độ độc tài Batixta được thiết lập D. Cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn Câu 38: Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh? A.Chi-lê B. Ni-ca-ra-goa C. Bô-li-vi-a D. Cu-ba Câu 39: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 40: Phi-đen Cát-xtơ- rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào? A. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta. B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biển Hi-rôn. C. Bị Mĩ bao vây cấm vận. D. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã. Câu 41: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào? A. Bãi công của công nhân. B. Khởi nghĩa nông dân. C. Đấu tranh vũ trang. D. Đấu tranh chính trị. Câu 42: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào? A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh vũ trang. D. Sự nổi dậy của người dân. Câu 43: Phi-đen Cát-xtơ- rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào? A. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta. B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biển Hi-rôn. C. Bị Mĩ bao vây cấm vận. D. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã. Câu 44: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh có thể chia ra các giai đoạn nào sau đây? A. 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 đến nay. B. 1945 - 1959, 1959 - 1975, 1975 đến nay. C. 1945 - 1954, 1954 - 1959, 1959 -1980, 1980 đến nay. D. 1945 - 1959, 1959 đến cuối những năm 80, cuối những năm 80 đến nay. Câu 45: Sự kiện mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào? A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7”. B. Phi-đen trở về nước. C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra. Câu 46: Sự kiện nào được coi là “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản? A. Cải cách ruộng đất. B. Ban hành hiến pháp 1946. C. Chiến tranh Triều Tiên. D. Chiến tranh Việt Nam. Câu 47: Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì? A. Những cải cách dân chủ. B. Ban hành hiến pháp năm 1946. C. Chiến tranh Triều Tiên. D. Chiến tranh Việt Nam. Câu 48: Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 49: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 50: Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. ĐÁP ÁN
|