Thành ngữ có nghĩa là ám chỉ nơi nguồn cội của mình, nơi mình sinh ra và lớn lên. Cho dù sau này có đi ngược về xuôi hay đi dâu thì cũng nhớ về quê hương vì nơi đó có nhiều kỉ niệm đầu đời, cho ta cảm giác yên mình, thoải mái nhất.

Chôn rau cắt rốn

 

Thành ngữ có nghĩa là ám chỉ nơi nguồn cội của mình, nơi mình sinh ra và lớn lên. Cho dù sau này có đi ngược về xuôi hay đi dâu thì cũng nhớ về quê hương vì nơi đó có nhiều kỉ niệm đầu đời, cho ta cảm giác yên mình, thoải mái nhất.

Giải thích thêm
  • Rau: hay là nhau, là phần ruột nối từ tử cung mẹ đến rốn bào thai.
  • “Chôn rau” và “cắt rốn” là hai việc làm đầu tiên sau khi sinh ra, gắn liền với sự ra đời của một người.

Đặt câu với thành ngữ:

  • Dù có đi khắp bốn phương trời nhưng tôi không bao giờ thấy nơi nào đẹp hơn nơi tôi chôn rau cắt rốn.
  • Tôi luôn tự hào về nơi chôn rau cắt rốn của mình bởi vẻ đẹp nên thơ của nó mà không nơi nào sánh bằng.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Quê cha đất tổ.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Đất khách quê người.

close