Thành ngữ phê phán một bộ phận người không biết lo toan, tính toán trước để đề phòng những hiểm họa có thể xảy ra trong tương lai.

Chờ khát nước mới lo đào giếng.


Thành ngữ phê phán một bộ phận người không biết lo toan, tính toán trước để đề phòng những hiểm họa có thể xảy ra trong tương lai.

Giải thích thêm
  • Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước.

  • Đào: lấy lên một khối lượng đất đá để tạo một khoảng trống sâu xuống.

  • Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, tác giả mượn hình ảnh con người đợi đến lúc khát nước mới bắt đầu đào giếng tìm nước để ẩn dụ cho những người có tầm nhìn ngắn, không biết lo xa.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Đừng chờ khát nước mới lo đào giếng, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai ngay từ bây giờ.

  • Học hành là việc cần thiết, đừng chờ đến khi thất nghiệp mới lo học thêm kỹ năng, bởi điều này chẳng khác nào chờ khát nước mới lo đào giếng.

  • Nhiều người lơ là sức khỏe, chỉ đến khi mắc bệnh mới lo đi khám chữa bệnh. Đây là một dấu hiệu của việc chờ khát nước mới lo đào giếng.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu (người không biết lo xa, chắc chắn sẽ gặp ưu phiền trong thời gian gần nhất).

  • Ăn no ngủ kĩ, chẳng nghĩ điều gì.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Làm khi lành để dành khi đau.

  • Làm người, phải đắn phải đo.

close