Thành ngữ ám chỉ sự chắc chắn, mang tính khẳng định tuyệt đối những điều vừa được nói ra, tin rằng điều đó không thể sai, ví như sự chắc chắn của đinh khi đã được đóng vào cột.
Thành ngữ ám chỉ sự chắc chắn, mang tính khẳng định tuyệt đối những điều vừa được nói ra, tin rằng điều đó không thể sai, ví như sự chắc chắn của đinh khi đã được đóng vào cột.
Giải thích thêm
Chắc: chắc chắn.
Đinh: vật bằng kim loại cứng, một đầu nhọn, dùng để đóng, treo, giữ vật này vào vật khác, hoặc ghép các vật vào nhau.
Cột: vật làm bằng chất liệu cứng, chắc, thường có hình trụ tròn hoặc hình vuông, dựng thẳng đứng và cố định vào một chỗ, dùng để chống, đỡ, treo,...
Đặt câu với thành ngữ:
Quyết định của ban giám đốc là chắc như đinh đóng cột, không ai có thể thay đổi.
Cậu ta quả quyết chắc như đinh đóng cột rằng cậu sẽ hoàn thành hết bài tập trong buổi tối hôm nay.
Mỗi lời buộc tội của cô ấy thốt ra chắc như đinh đóng cột, chẳng ai chối cãi được.
Thành ngữ có hàm ý nói về việc dù chúng ta có trẻ người non dạ thì sẽ luôn được những người thân quen trong gia đình chỉ bảo, dạy dỗ. Qua đó, thành ngữ còn có ý nhắn nhủ ta không nên thấy người nào đó khờ dại, ngốc nghếch mà chèn ép, lấn át.
Thành ngữ chỉ những người còn trẻ tuổi, non dạ nhưng lại thích tỏ ra là người có hiểu biết, khôn ngoan hơn những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm sống. Ngoài ra, thành ngữ còn ám chỉ việc thế hệ sau có sự tiến bộ, giỏi giang hơn thế hệ trước.
Thành ngữ chỉ sự công bằng trong mối quan hệ giữa người với người. Cả hai bên đều có sự trao đổi, ai cũng nhận quyền lợi riêng, không ai phải chịu thua thiệt hơn.