Câu hỏi:

Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta? Tại sao cơ cấu ngành kinh tế còn chậm chuyển dịch?


Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

* Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta:

            - Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp).  

            - Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP (41% - 2005).

            - Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn định.

=> Tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm.

            - Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:

            Trong đó:

            + Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng. Trong nông nghiệp (nghĩa hẹp): trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng.

            + Khu vực II: Công nghiệp khai thác giảm, CN chế biến tăng.

            + Khu vực III: nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời (viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ..)

* Cơ cấu ngành kinh tế nước ta còn chậm chuyển dịch vì:

            - Nước ta xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, năng suất lao động và trình độ thấp.

            - Mặt khác, nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, phải mất một thời gian dài để khôi phục và xây dựng đất nước.

            - Trước đổi mới năm 1986, nước ta tồn tại nền kinh tế bao cấp  (kinh tế kế hoạch hóa) - Nhà nước nắm hoàn toàn quyền quản lí, sản xuất, phân phối sản phẩm, thủ tiêu việc mua bán trên thị trường, kinh tế tư nhân - cá thể không có cơ hội phát triển => khiến nền kinh tế kém linh động, trì trệ, không mang lại hiệu quả.



Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay