Câu 50 trang 175 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng caoChứng minh rằng :
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chứng minh rằng : LG a Hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ {\matrix{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}\,\text{ với }\,x \le 0} \cr {{x^2} + 2\,\text{ với }\,x > 0} \cr} } \right.\) Gián đoạn tại điểm x = 0 Phương pháp giải: Tính các giới hạn trái, giới hạn phải của hàm số tại x=0 suy ra kết luận. Lời giải chi tiết: Ta có: \(\eqalign{ \( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right)\) nên không tồn tại \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f\left( x \right)\). Vậy hàm số f gián đoạn tại \(x = 0\) LG b Mỗi hàm số \(g\left( x \right) = \sqrt {x - 3} \) \(\text{ và }\,h\left( x \right) = \left\{ {\matrix{{{1 \over {x - 2}}\,\text{ với }\,x \le 1} \cr { - {1 \over x}\,\text{ với }\,x > 1} \cr} } \right.\) liên tục trên tập xác định của nó. Phương pháp giải: Xét tính liên tục của mỗi hàm số trên các khoảng và tại điểm quan trọng. Chú ý: Hàm phân thức liên tục trên TXĐ. Hàm số f(x) liên tục tại điểm \(x_0\) \( \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)\) Lời giải chi tiết: Tập xác định của hàm số \(g\left( x \right) = \sqrt {x - 3} \) là \(\left[ {3; + \infty } \right)\) Với x0> 3 ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \sqrt {x - 3} \) \(= \sqrt {{x_0} - 3} = g\left( {{x_0}} \right)\) Nên g liên tục trên khoảng \(\left( {3; + \infty } \right),\) ngoài ra : \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} \sqrt {x - 3} \) \(= 0 = g\left( 3 \right)\) Vậy g liên tục trên \(\left[ {3; + \infty } \right)\) *Tập xác định của hàm số \(h\left( x \right) = \left\{ {\matrix{{{1 \over {x - 2}}\,\text{ với }\,x \le 1} \cr { - {1 \over x}\,\text{ với }\,x > 1} \cr} \,\text{ là }\,\mathbb R} \right.\) Rõ ràng h liên tục trên \((-∞; 1)\) và trên \((1 ; +∞)\) (Vì trên các khoảng này h là hàm phân thức) Tại x0 = 1 ta có : \(\eqalign{ Mà h(1)=-1 nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} h\left( x \right)=h(1)\) hay h(x) liên tục tại x=1. Vậy h liên tục trên \(\mathbb R\). HocTot.Nam.Name.Vn
|