Câu 4 trang 65 SGK Sinh học 11 Nâng caoGiải bài tập Câu 4 trang 65 SGK Sinh học 11 Nâng cao Đề bài Nêu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá và quá trình tiêu hóa ở gia cầm. Phương pháp giải - Xem chi tiết Gia cầm có diều, dạ dày cơ (mề) và dạ dày tuyến. Lời giải chi tiết Quá trình tiêu hóa ở gia cầm: Ở chim ăn hạt và gia cầm, thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề). Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa. Lớp cơ khỏe và chắc của dạ dày cơ nghiền nát các hạt và thấm dịch tiêu hóa tiết ra từ dạ dày tuyến, sẽ biến đổi một phần, sau đó chuyến xuống ruột, ở đây, thức ăn tiếp tục biến đổi nhờ các enzim có trong các dịch tiêu hóa tiết ra từ các tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột. Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá phù hợp chức năng: - Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn. - Diều gà rất phát triển hình thành một túi chứ thức ăn, diều vịt và ngỗng kém phát triển, chỉ là phần phình to của thực quản. - Dạ dày tuyến có dung tích nhỏ, nhưng thành của nó dày. Trong thành niêm mạc dạ dày tuyến có tuyến dịch vị (khoảng 30-40 tuyến). Dịch vị do tuyến tiết ra chứa men pepxin và axit chlohydric (HCl), độ pH là 3,1-4,5. - Dạ dày cơ là cơ quan tiêu hoá phát triển nhất của gia cầm. Nó có hình tròn, dẹt như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau, do lớp cơ dày rắn tạo thành. Nó có thể xem như hạ vị của dạ dày loài có vú và có chức năng đặc biệt. - Ruột non của gia cầm đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và 2 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. HocTot.Nam.Name.Vn
|