Các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương III trang 122 SGK Hình học 11 Nâng caoChọn đáp án đúng:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
LG 1 Cho tứ diện ABCD có trọng tâm G. Mệnh đề nào sau đây là sai ? A. →OG=14(→OA+→OB+→OC+→OD) B. →GA+→GB+→GC+→GD=→0 C. →AG=23(→AB+→AC+→AD) D. →AG=14(→AB+→AC+→AD) Giải chi tiết: (A), (B) đúng. Gọi G1 là trọng tâm ΔBCD ta có →AG=34→AG1=14(→AB+→AC+→AD) nên (D) đúng. Vậy chọn (C) LG 2 Mệnh đề nào sau đây là đúng ? A. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau ; B. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì vuông góc với nhau ; C. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia ; D. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng vuông góc với nhau thì song song với đường thẳng còn lại. Giải chi tiết: Chọn (C) LG 3 Cho hai đường thẳng phân biệt a, b và mặt phẳng (P), trong đó a ⊥ (P). Mệnh đề nào sau đây là sai ? A. Nếu b // (P) thì b ⊥ a B. Nếu b ⊥ (P) thì b // a C. Nếu b // a thì b ⊥ (P) D. Nếu b ⊥ a thì b // (P) Giải chi tiết: Nếu b ⊥ a thì có thể b ⊂ (P) Chọn (D) LG 4 Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau : A. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song ; B. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song ; C. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song ; D. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song. Giải chi tiết: {(P)≠(Q)(P)⊥a(Q)⊥a⇒(P)//(Q) Chọn (C) LG 5 Mệnh đề nào sau đây là đúng ? A. Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng này sẽ vuông góc với mặt phẳng kia ; B. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì vuông góc với nhau ; C. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau ; D. Ba mệnh đề trên đều sai. Giải chi tiết: Chọn D. (A). Sai theo hình vẽ bên {(P)⊥(Q)a⊂(Q) nhưng a // (P) (B), (C) sai theo hình vẽ sau. LG 6 Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ? A. Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước ; B. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một đường thẳng cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước ; C. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước ; D. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Giải chi tiết: Chọn (D) LG 7 Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau : A. Nếu hình hộp có hai mặt là hình chữ nhật thì nó là hình hộp chữ nhật ; B. Nếu hình hộp có ba mặt là hình chữ nhật thì nó là hình hộp chữ nhật ; C. Nếu hình hộp có bốn mặt là hình chữ nhật thì nó là hình hộp chữ nhật ; D. Nếu hình hộp có năm mặt là hình chữ nhật thì nó là hình hộp chữ nhật. Giải chi tiết: Chọn (D) LG 8 Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ? A. Nếu hình hộp có hai mặt là hình vuông thì nó là hình lập phương ; B. Nếu hình hộp có ba mặt chung một đỉnh là hình vuông thì nó là hình lập phương ; C. Nếu hình hộp có sáu mặt bằng nhau thì nó là hình lập phương ; D. Nếu hình hộp có bốn đường chéo bằng nhau thì nó là hình lập phương . Giải chi tiết: Chọn (B) LG 9 Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau : A. S.ABC là hình chóp đều nếu các mặt bên của nó là tam giác cân ; B. S.ABC là hình chóp đều nếu các mặt bên của nó là tam giác cân với đỉnh S ; C. S.ABC là hình chóp đều nếu góc giữa các mặt phẳng chứa các mặt bên và mặt phẳng chứa đáy bằng nhau ; D. S.ABC là hình chóp đều nếu các mặt bên có diện tích bằng nhau. Giải chi tiết: Chọn (B) LG 10 Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau : A. Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau thì nằm trong mặt phẳng chứa đường thẳng này và vuông góc với đường thẳng kia ; B. Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau thì vuông góc với mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia ; C. Một đường thẳng là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau nếu nó vuông góc với cả hai đường thẳng đó ; D. Các mệnh đề trên đều sai. Giải chi tiết: Chọn (B) LG 11 Hình tứ diện ABCD có AB, AC, AD đôi một vuông góc là AB = AC = AD = 3. Diện tích tam giác BCD bằng A. 9√32 B. 9√23 C. 27 D. 272 Giải chi tiết: Chọn (A). Ta có: BC = CD = BD = 3√2 Tam giác BCD đều cạnh a=3√2 nên SBCD=a2√34=18√34=9√32 LG 12 Hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có AB = AA’ = AD = a và ^A′AB=^A′AD=^BAD=60∘. Khi đó, khoảng cách giữa các đường thẳng chứa các cạnh đối diện của tứ diện AA’BD bằng : A. a√22 B. a√32 C. a√2 D. 3a2 Giải chi tiết: Chọn (A) Tứ diện A’ABD là tứ diện đều cạnh a. M, N lần lượt là trung điểm AA’, BD. MN là đoạn vuông góc chung của AA’ và BD. Ta có: MN2=A′N2−A′M2 =(a√32)2−(a2)2 =3a24−a24=a22 ⇒MN=a√22 HocTot.Nam.Name.Vn
|