Đề bài

Hình dưới là đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\). Hỏi hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A.

    \(\left( {0;1} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\)

  • B.

    \(\left( {1;2} \right)\)

  • C.

    \(\left( {2; + \infty } \right)\)

  • D.

    \(\left( {0;1} \right)\)

Phương pháp giải

Khi đạo hàm của hàm số mang dấu dương trên một khoảng thì hàm số đồng biến trên khoảng đó.

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

Hàm số $y = f'\left( x \right) > 0$ (phần đồ thị nằm phía trên trục hoành) trong khoảng $\left( {2; + \infty } \right)$.

Vậy hàm số $y = f\left( x \right)$ đồng biến trên $\left( {2; + \infty } \right)$.

Lưu ý: Đồ thị trên hình là đồ thị hàm f'(x), không phải đồ thị hàm f(x). Để xét sự biến thiên của f(x), ta xét dấu f'(x) chứ không phải xét sự biến thiên của f'(x).

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ đồng biến trên $D$ và ${x_1},{x_2} \in D$ mà ${x_1} > {x_2}$, khi đó:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định và có đạo hàm trên $\left( {a;b} \right)$. Nếu $f'\left( x \right) < 0,\forall x \in \left( {a;b} \right)$ thì:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ nghịch biến và có đạo hàm trên $\left( { - 5;5} \right)$. Khi đó:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {x^2} - 4\). Chọn khẳng định đúng:

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong các hàm số dưới đây, hàm số nào không đồng biến trên $R?$

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như hình vẽ, chọn kết luận đúng:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định và có đạo hàm trên $\left( {a;b} \right)$. Chọn kết luận đúng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định và có đạo hàm $f'\left( x \right) = 2{x^2}$ trên $R$. Chọn kết luận đúng:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau:

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hàm số $y =  - {x^4} - 2{x^2} + 3$ nghịch biến trên:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hàm số: $f(x) =  - 2{x^3} + 3{x^2} + 12x - 5.$ Trong các mệnh đề sau, tìm mệnh đề sai?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hàm số $y = {x^3} - 3{{\rm{x}}^2} + 4$ đồng biến trên:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong tất cả các giá trị của tham số $m$ để hàm số $y = \dfrac{1}{3}{x^3} + m{x^2} - mx - m$ đồng biến trên $R$, giá trị nhỏ nhất của $m$ là:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm các giá trị của tham số $m$ sao cho hàm số $y =  - {x^3} - {x^2} + mx + 1$ nghịch biến trên $R$?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Xác định giá trị của tham số $m$ để hàm số  $y = {x^3} - 3m{x^2} - m$ nghịch biến trên khoảng $\left( {0;1} \right)$.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm $m$ để hàm số $y = \dfrac{{{x^3}}}{3} - 2m{x^2} + 4mx + 2$ nghịch biến trên khoảng $\left( { - 2;0} \right)$.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y = \dfrac{{mx + 2}}{{2x + m}}$ nghịch biến trên từng khoảng xác định của nó?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Bất phương trình $\sqrt {2{x^3} + 3{x^2} + 6x + 16}  - \sqrt {4 - x}  \geqslant 2\sqrt 3 $ có tập nghiệm là $\left[ {a;b} \right].$ Hỏi tổng $a + b$ có giá trị là bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {x^2}\left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} - 6x + m} \right)\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\). Có bao nhiêu số nguyên \(m\) thuộc đoạn \(\left[ { - 2019;\,2019} \right]\) để hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {1 - x} \right)\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\, - 1} \right)\)?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho \(f\left( x \right)\) mà đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình bên. Hàm số \(y = f\left( {x - 1} \right) + {x^2} - 2x\) đồng biến trên khoảng?

Xem lời giải >>