Bài 62 trang 50 SGK Toán 7 tập 2Cho hai đa thức: Video hướng dẫn giải Cho hai đa thức: \(P\left( x \right) = {x^5} - 3{x^2} + 7{x^4} - 9{x^3} + {x^2} \)\(- \dfrac{1}{4}x\) \(Q\left( x \right) = 5{x^4} - {x^5} + {x^2} - 2{x^3} + 3{x^2}\)\( - \dfrac{1}{4}\) LG a Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến. Phương pháp giải: Thu gọn và sắp xếp mỗi đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến. Lời giải chi tiết: Ta có: \(P\left( x \right) = {x^5} - 3{x^2} + 7{x^4} - 9{x^3} + {x^2} \)\(- \dfrac{1}{4}x\) \( = {x^5} + 7{x^4} - 9{x^3} + \left( { - 3{x^2} + {x^2}} \right) \)\(\,- \dfrac{1}{4}x\) \( = {x^5} + 7{x^4} - 9{x^3} - 2{x^2} - \dfrac{1}{4}x\) \(Q\left( x \right) = 5{x^4} - {x^5} + {x^2} - 2{x^3} + 3{x^2}\)\( - \dfrac{1}{4}\) \( = - {x^5} + 5{x^4} - 2{x^3} + \left( {{x^2} + 3{x^2}} \right) - \dfrac{1}{4}\) \( = - {x^5} + 5{x^4} - 2{x^3} + 4{x^2} - \dfrac{1}{4}\) LG b Tính \(P(x) + Q(x)\) và \(P(x) - Q(x)\). Phương pháp giải: - Áp dụng qui tắc cộng, trừ đa thức một biến. Lời giải chi tiết: Cách khác:
LG c Chứng tỏ rằng \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(P(x)\) nhưng không phải là nghiệm của đa thức \(Q(x)\). Phương pháp giải: - Muốn kiểm tra một số \(a\) có phải là nghiệm của đa thức \(f(x)\) không ta làm như sau: - Tính \(f(a)=?\) ( giá trị của \(f(x)\) tại \(x = a\)) +) Nếu \(f(a)= 0 \) \(\Rightarrow\) \( a\) là nghiệm của \(f(x)\) +) Nếu \(f(a)≠0\) \( \Rightarrow \) \(a\) không phải là nghiệm của \(f(x)\). Lời giải chi tiết: Ta có: \( P(x)= {x^5} + 7{x^4} - 9{x^3} - 2{x^2} - \dfrac{1}{4}x\) Nên \(P\left( 0 \right) = {0^5} + {7.0^4} - {9.0^3} - {2.0^2} - \dfrac{1}{4}.0\)\(\,=0\) \( \Rightarrow x = 0\) là nghiệm của \(P(x)\). Ta có: \( Q(x) = - {x^5} + 5{x^4} - 2{x^3} + 4{x^2} - \dfrac{1}{4}\) Nên \(Q\left( 0 \right) = - {0^5} + {5.0^4} - {2.0^3} + {4.0^2} - \dfrac{1}{4}\)\( = - \dfrac{1}{4} \ne 0\) \( \Rightarrow x = 0\) không phải là nghiệm của \(Q(x)\). HocTot.Nam.Name.Vn
|