Bài 60 trang 49 SGK Toán 7 tập 2Tính lượng nước có trong mỗi bể sau thời gian 1, 2, 3, 4, 10 phút rồi điền kết quả vào bảng sau (giả thiết bể đủ lớn để chứa nước)? Video hướng dẫn giải Có hai vòi nước: vòi thứ nhất chảy vào bể A, vòi thứ hai chảy vào bể B. Bể A đã có sẵn 100 lít nước. Bể B chưa có nước. Mỗi phút vòi thứ nhất chảy được 30 lít, vòi thứ hai chảy được 40 lít. LG a Tính lượng nước có trong mỗi bể sau thời gian 1,2,3,4,10 phút rồi điền kết quả vào bảng sau (giả thiết bể đủ lớn để chứa nước): Phương pháp giải: - Để tính được số nước ở bể A: ta tính số nước mà vòi A chảy được vào bể sau số phút tương ứng rồi cộng với 100. - Để tính được số nước ở bể B: ta tính số nước mà vòi B chảy được vào bể sau số phút tương ứng. Lời giải chi tiết: Sau 1 phút bể A có 100+30=130 (lít), bể B có 40 (lít) ⇒ Cả 2 bể có 130+40=170 (lít) Sau 2 phút bể A có 100+2.30=160 (lít), bể B có 40.2=80 (lít) ⇒ Cả 2 bể có 160+80=240 (lít) Sau 3 phút bể A có 100+3.30=190 (lít), bể B có 40.3=120 (lít) ⇒ Cả 2 bể có 190+120=310 (lít) Sau 4 phút bể A có 100+4.30=220 (lít), bể B có 40.4=160 (lít) ⇒ Cả 2 bể có 220+160=380 (lít) Sau 10 phút bể A có 100+10.30=400 (lít), bể B có 40.10=400 (lít) ⇒ Cả 2 bể có 400+400=800 (lít) Kết quả được điền vào bảng sau: LG b Viết biểu thức đại số biểu thị số lít nước trong mỗi bể sau thời gian x phút. Phương pháp giải: - Để tính được số nước ở bể A: ta tính số nước mà vòi A chảy được vào bể sau số phút tương ứng rồi cộng với 100. - Để tính được số nước ở bể B: ta tính số nước mà vòi B chảy được vào bể sau số phút tương ứng. Lời giải chi tiết: Số lít nước trong bể A sau thời gian x phút là 100+30x (lít) Số lít nước trong bể B sau thời gian x phút 40x (lít). HocTot.Nam.Name.Vn
|