Bài 51 trang 127 SGK Toán 8 tập 2Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng có chiều cao h và đáy lần lượt là: Video hướng dẫn giải Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng có chiều cao \(h\) và đáy lần lượt là: LG a. Hình vuông cạnh \(a\); Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng. + Diện tích xung quanh hình lăng trụ bằng tích của chu vi đáy và chiều cao. + Diện tích toàn phần hình lăng trụ bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. + Thể tích hình lăng trụ đứng bằng tích của diện tích đáy và chiều cao. Lời giải chi tiết: Kí hiệu lăng trụ đứng đã cho như hình bên. p là nửa chu vi đáy và h là chiều cao lăng trụ. Diện tích xung quanh là: \({S_{xq}} = 2p.h = 4.a.{\text{ }}h\) Diện tích một đáy là : \({S_đ} = {a^2}\) Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng là : \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_đ} = 4ah + 2{a^2}\) Thể tích lăng trụ : \(V = {S_đ}h = {a^2}.h\) LG b. Tam giác đều cạnh \(a\); Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng. + Diện tích xung quanh hình lăng trụ bằng tích của chu vi đáy và chiều cao. + Diện tích toàn phần hình lăng trụ bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. + Thể tích hình lăng trụ đứng bằng tích của diện tích đáy và chiều cao. Lời giải chi tiết: Chiều cao của tam giác đều ABC là: \(AH = \sqrt {A{B^2} - B{H^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\dfrac{a }{ 2}} \right)}^2}} \) \( = \sqrt {\dfrac{{3{a^2}}}{4}} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\) Diện tích xung quanh là: \({S_{xq}} = 2p.h = 3a.h\) Diện tích một đáy là: \({S_đ} = \dfrac{1}{2}a.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\) Diện tích toàn phần là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_đ}=3ah +2.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)\(\, = 3ah + \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\) Thể tích: \(V = {S_đ}.h = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.h = \dfrac{{{a^2}h\sqrt 3 }}{4}\) LG c. Lục giác đều cạnh \(a\); Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng. + Diện tích xung quanh hình lăng trụ bằng tích của chu vi đáy và chiều cao. + Diện tích toàn phần hình lăng trụ bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. + Thể tích hình lăng trụ đứng bằng tích của diện tích đáy và chiều cao. Lời giải chi tiết: Diện tích xung quanh là: \({S_{xq}}= 2p. h = 6a.h\) Diện tích tam giác đều cạnh a (theo câu b) là \(\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\). Do đó diện tích một đáy của lăng trụ là : \({S_đ} = 6.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{2}\) Diện tích toàn phần là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_đ}\) \({S_{tp}} = 6ah + 2.\dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{2} = 6ah + 3{a^2}\sqrt 3 \)\(\, = 3a\left( {2h + a\sqrt 3 } \right)\) Thể tích tích lăng trụ : \(V = {S_đ}.h = \dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{2}.h = \dfrac{{3{a^2}h\sqrt 3 }}{2}\) LG d. Hình thang cân, đáy lớn là \(2a\), các cạnh còn lại bằng \(a\); Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng. + Diện tích xung quanh hình lăng trụ bằng tích của chu vi đáy và chiều cao. + Diện tích toàn phần hình lăng trụ bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. + Thể tích hình lăng trụ đứng bằng tích của diện tích đáy và chiều cao. Lời giải chi tiết: Diện tích xung quanh : \({S_{xq}}= 2ph = (2a + a +a +a). h \)\(\,= 5ah\). Chiều cao hình thang cũng chính là chiều cao tam giác đều cạnh \(a\). \(AH = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\) (theo câu b) Diện tích một đáy hình lăng trụ là: \({S_đ} = \dfrac{{\left( {2a + a} \right).AH}}{2} \)\(\,= \dfrac{{3a}}{2}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{4}\) Diện tích toàn phần là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_đ} = 5ah + 2.\dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{4} \)\(\,= 5ah + \dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{2}\) Thể tích hình lăng trụ: \(V = S.h = \dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{4}.h = \dfrac{{3{a^2}h\sqrt 3 }}{4}\) LG e. Hình thoi có hai đường chéo là \(6a\) và \(8a\). Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng. + Diện tích xung quanh hình lăng trụ bằng tích của chu vi đáy và chiều cao. + Diện tích toàn phần hình lăng trụ bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. + Thể tích hình lăng trụ đứng bằng tích của diện tích đáy và chiều cao. Lời giải chi tiết: Vì hai đường chéo \(BD=6a, AC=8a\) nên \(OB=3a, OC=4a.\) Cạnh của hình thoi: \(BC = \sqrt {O{B^2} + O{C^2}} \) \(= \sqrt {{{\left( {3a} \right)}^2} + {{\left( {4a} \right)}^2}} \) \(= \sqrt {25{a^2}} = 5a\) Diện tích xung quanh lăng trụ: \(S_{xq}= 2ph = 4.5a.h = 20ah\) Diện tích một đáy của lăng trụ: \({S_đ} = \dfrac{1}{2}.6a.8a = 24{a^2}\) Diện tích toàn phần: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_đ} \)\(\,= 20ah + 2.24a^2 = 20ah + 48{a^2}\) Thể tích lăng trụ: \(V = Sh =24{a^2}.h\) HocTot.Nam.Name.Vn
|