Bài 5 trang 85 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạoNgười ta định đào một cái hầm có dạng hình chóp cụt tứ giác đều có hai cạnh đáy là 14 m và 10 m. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Đề bài Người ta định đào một cái hầm có dạng hình chóp cụt tứ giác đều có hai cạnh đáy là 14 m và 10 m. Mặt bên tạo với đáy nhỏ thành một góc nhị diện có số đo bằng 135°. Tính số mét khối đất cần phải di chuyển ra khỏi hầm. Phương pháp giải - Xem chi tiết ‒ Cách xác định góc nhị diện [P1,d,Q1] Bước 1: Xác định c=(P1)∩(Q1). Bước 2: Tìm mặt phẳng (R)⊃c. Bước 3: Tìm p=(R)∩(P1),q=(R)∩(Q1),O=p∩q,M∈p,N∈q. Khi đó [P1,d,Q1]=^MON. ‒ Sử dụng công thức tính thể tích khối chóp cụt đều: V=13h(S+√SS′+S′). Lời giải chi tiết Mô hình hoá cái hầm bằng cụt chóp tứ giác đều ABCD.A′B′C′D′ với O,O′ là tâm của hai đáy. Vậy AB=14,A′B′=10. Gọi M,M′ lần lượt là trung điểm của CD,C′D′. A′B′C′D′ là hình vuông ⇒O′M′⊥C′D′. CDD′C′ là hình thang cân ⇒MM′⊥C′D′. Vậy ^MM′O′ là góc nhị diện giữa mặt bên và đáy nhỏ. ⇒^MM′O′=135∘⇒^M′MO=180∘−^MM′O′=45∘. Kẻ M′H⊥OM(H∈OM). OHM′O′ là hình chữ nhật ⇒OH=O′M′=5,MH=OM−OH=7−5=2,M′H=OO′=MH.tan45∘=2. Diện tích đáy lớn là: S=AB2=142=196(m2). Diện tích đáy bé là: S′=A′B′2=102=100(m2). Số mét khối đất cần phải di chuyển ra khỏi hầm là: V=13h(S+√SS′+S′)=13.2(196+√196.100+100)=8723≈290,67(m3).
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|