Bài 5. Khái niệm Văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thứcHãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 17 dưới đây. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 30 SBT Lịch sử 10 Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 17 dưới đây. 1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh? A. Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người. B. Là trạng thái phát triển cao của văn hóa. C. Bắt đầu khi xã hội loài người xuất hiện nhà nước. D. Khi con người đạt những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí, kỹ thuật, chữ viết,… Phương pháp giải Đọc mục I-1 trang 33, 34 SGK. Lời giải chi tiết Văn minh là sự tiến bộ về vật và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kỳ dã man. => Chọn A. 2. Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu? A. Trung Quốc. C. Tây Á, Đông Bắc châu Phi. B. Ấn Độ. D. Hy Lạp, La Mã. Phương pháp giải Đọc mục I-2 trang 34 SGK. Lời giải chi tiết - Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á. => Chọn C. 3. Những nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập? A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài. B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại. C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực. D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn. Phương pháp giải Đọc đoạn 3 mục I-2 trang 34 SGK. Lời giải chi tiết - Vùng Nam Á và Đông Á, Trung Quốc, Ấn Độ đều tiếp tục phát triển trong thời kì trung đại. - Còn khu vực Đông Bắc Phi (Ai Cập) và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong thời gian dài. => Chọn B. 4. Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại? A. Tạo ra “Vùng đất đen” phì nhiêu, màu mỡ. B. Cung cấp nước tưới cho cây trồng và nguồn nước cho sinh hoạt. C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc. D. Tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn. Phương pháp giải B1: Đọc mục II-1,a trang 35 SGK Lịch sử 10. B2: Liên hệ kiến thức đã học trong bài 7 SGK Lịch sử và Địa lý 6. Lời giải chi tiết - Sông Nin không chỉ tạo nền vùng thung lũng một dải đất phù sa màu mỡ, hằng năm còn mang nước tưới cho cây cối và nguồn nước sinh hoạt cho cư dân. - Nhờ có dòng sông Nin mà nhiều làng mạc, thành phố được hình thành ở 2 bên bờ sông, góp phần quan trọng trong việc hình thành nên văn minh Ai Cập. => Chọn D. 5. Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là A. vua. C. thiên tử. B. hoàng đế. D. pha-ra-ông. Phương pháp giải Đọc mục II-1,a trang 36 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết - Đứng đầu nhà nước tập quyền Ai Cập cổ đại là pha-ra-ông. => Chọn D. 6. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là A. tượng Nhân sư. C. đền thờ các vị vua. B. các kim tự tháp. D. các khu phố cổ. Phương pháp giải Đọc mục II-1,b trang 38 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết - Đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại. => Chọn B. 7. Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung? A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn. B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên. C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển. D. Là một bán đảo nên có nhiều vũng vịnh, hải cảng. Phương pháp giải B1: Đọc mục II-2,a trang 39, 40 SGK Lịch sử 10. B2: Liên hệ kiến thức đã học trong bài 8 SGK Lịch sử và Địa lý 6. Lời giải chi tiết - Các ý B, C, D đều là những điều kiện tự nhiên của riêng Ấn Độ. => Chọn A. 8. Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì? A. Người A-ri-an gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội. B. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp. D. Sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc. Phương pháp giải B1: Đọc mục II-2,a trang 40 SGK Lịch sử 10. B2: Liên hệ kiến thức đã học trong bài 8 SGK Lịch sử và Địa lý 6. Lời giải chi tiết - Một đặc trưng quan trọng trong lịch sử Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là sự tồn tại lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp Vác-a. => Chọn C. 9. Người A-ri-an là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ? A. Văn minh sông Ấn. C. Văn minh Ấn Độ. B. Văn minh sông Hằng. D. Văn minh Nam Ấn. Phương pháp giải B1: Đọc mục II-2,a trang 40 SGK Lịch sử 10. B2: Liên hệ kiến thức đã học trong bài 8 SGK Lịch sử và Địa lý 6. Lời giải chi tiết - Từ giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-an di cư đến Ấn Độ và trở thành cư dân chủ yếu ở miền Bắc Ấn. Họ đã xây dựng những quốc gia đầu tiên của Ấn Độ ở lưu vực sông Hằng hay còn gọi là văn minh sông Hằng. - Do đó người A-ri-an là những chủ nhân đầu tiên của văn minh sông Hằng. => Chọn B. 10. Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ. A. Hồi giáo. C. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. D. Bà La Môn giáo. Phương pháp giải: Đọc mục II-2,b trang 40 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: - 2 tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hindu giáo và Phật giáo. - Hindu giáo hình thành trên cơ sở của Bà La Môn giáo. => Chọn A. 11. Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào? A. Người Hoa Hạ. C. Người Mãn. B. Người Choang. D. Người Mông Cổ. Phương pháp giải: Đọc mục II-3,a trang 43 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: - Những cư dân đầu tiên đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa ở lưu vực Hoàng Hà là người Hoa – Hạ. => Chọn A. 12. Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì? A. Các loại lâm thổ sản. C. Tơ lụa, gốm sứ. B. Vàng, bạc. D. Hương liệu. Phương pháp giải Đọc mục II-3,a trang 43 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết - Tơ lụa, gốm sứ,…là những hàng hóa nổi tiếng của người Trung Hoa trong quan hệ buôn bán với nhiều nước ở châu Á và châu Âu. => Chọn C. 13. Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là A. chữ giáp cốt, kim văn. C. chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi B. chữ Hán. D. chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút. Phương pháp giải Đọc mục II-3,b trang 44 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết Những loại hình chữ viết cổ nhất xuất hiện trong thời kỳ nhà Thương bao gồm chữ khắc trên mai rùa, xương thú (chữ giáp cốt) và khắc trên đồ đồng (kim văn). => Chọn A. 14. 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào? A. Ai Cập. C. Ấn Độ. B. Hy Lạp – La Mã. D. Trung Hoa. Phương pháp giải Đọc mục II-2,b trang 42 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết - Đóng góp quan trọng nhất của Toán học Ấn Độ là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay chúng ta sử dụng. => Chọn C. 15. Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cổ trung đại tiếp thu? A. Văn minh Ấn Độ. C. Văn minh Lưỡng Hà. B. Văn minh Trung Hoa. D. Văn minh Hy Lạp – La Mã. Phương pháp giải: Đọc mục II-2,b trang 41 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: - Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biên thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực. => Chọn A. 16. Thành tựu nào dưới đây không thuộc “tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại? A. Kĩ thuật làm giấy. C. Thuốc súng. B. Kĩ thuật làm lịch. D. La bàn. Phương pháp giải: Đọc mục II-3,b trang 46 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Người Trung Hoa có 4 phát minh lớn về kỹ thuật gồm: kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, thuốc súng và la bàn. => Chọn B. 17. Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới? A. Nền văn minh Trung Hoa. B. Nền văn minh Lưỡng Hà. C. Nền văn minh Ai Cập. D. Nền văn minh Hy Lạp – La Mã. Phương pháp giải: Tham khảo Bảng khái quát một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại trong mục I-2 trang 35
Lời giải chi tiết: Ta thấy văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại có thời gian tồn tại lâu nhất tính từ thế kỉ XXI TCN đến năm 1911. => Chọn A. Bài tập 2 Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 32 SBT Lịch sử 10 Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây A. Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, bắt đầu khi loài người bước qua trình độ của thời kì dã man. B. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần con người đạt được. C. Do vị trí địa lí, Ai Cập cổ đại sớm trở thành nơi giao lưu của nhiều dòng văn hóa thế giới. D. Ấn Độ là nơi truyền bá nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, tiêu biểu nhất là Phật giáo. E. Người Trung Quốc xây dựng nền văn minh đầu tiên của mình ở lưu vực Trường Giang. G. Những thành tựu của các nền văn minh ở phương Đông thời kì cổ - trung đại góp phần vào sự phát triển rực rỡ của các nền văn minh này, tuy nhiên ít có ảnh hưởng đến văn minh thế giới. Phương pháp giải: HS tham khảo hướng dẫn trả lời các câu hỏi ở Bài tập 1 SBT. HS đọc lại bài 5 SGK. Lời giải chi tiết: - Các câu đúng là + A, B (Xem lại mục I-1 trang 33, 34 SGK) + C (Xem lại mục II-1 trang 35 SGK,). - Các câu sai là: + D (Tôn giáo nổi bật nhất ở Ấn Độ là Ấn Độ giáo hay Hindu giáo). + E (Người Trung Quốc xây dựng những nền văn minh đầu tiên của mình ở lưu vực sông Hoàng Hà). + G (Những thành tựu văn minh ở phương Đông cổ - trung đại có ảnh hưởng rất lớn đến văn minh thế giới). Bài tập 3 Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 33 SBT Lịch sử 10 Bài tập 3. Hãy so sánh khái niệm văn minh, văn hóa theo bảng dưới đây:
Phương pháp giải HS đọc lại mục I trang 33, 34, 35 SGK. Gợi ý giải
Bài tập 4 Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 33 SBT Lịch sử 10 Bài tập 4. Dựa vào bảng dưới đây:
Hãy: 4.1. Trình bày sự phát triển của một số nền văn minh tiêu biểu trên thế giới thời kì cổ - trung đại trên trục thời gian Phương pháp giải HS dựa vào thông tin tư liệu trong bảng trên và sử dụng phần mềm canva hoặc powerpoint để vẽ timeline. Gợi ý giải
4.2. Nêu nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ - trung đại Phương pháp giải Xem lại mục I-2 trang 34 SGK Gợi ý giải - Thời kì cổ đại ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự kết thúc của các nền văn minh này cũng có sự khác nhau, văn minh Lưỡng Hà kết thúc sớm nhất vào thiên niên kỉ I TCN, lịch sử Trung Quốc cổ - trung đại kết thúc muộn nhất vào năm 1911. - Văn minh cổ đại ở phương Tây ra đời muộn hơn vào thiên niên kỉ III TCN – văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại. Văn minh phương Tây cổ trung đại kết thúc sớm và diễn ra đồng thời ở các quốc gia phương Tây, đều vào thế kỉ XV – XVII. - Có sự khác nhau đó xuất phát từ điều kiện tự nhiên đặc trưng khác nhau của phương Đông cổ đại và phương Tây cổ đại đưa đến thời gian ra đời sớm muộn cũng khác nhau… - Nhìn chung văn minh phương Đông cổ trung đại kết thúc muộn hơn văn minh phương Tây cổ trung đại Bài tập 5 Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 33 SBT Lịch sử 10 Bài tập 5. Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời kì cổ - trung đại.
Phương pháp giải Xem lại mục II-1,b SGK Lời giải chi tiết
Bài tập 6 Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 34 SBT Lịch sử 10 Bài tập 6. Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Trung Hoa thời kì cổ - trung đại.
Phương pháp giải Xem lại mục II-3,b SGK Lời giải chi tiết
Bài tập 7 Trả lời câu hỏi Bài tập 7 trang 34 SBT Lịch sử 10 Bài tập 7. Quan sát hình ảnh dưới đây 7.1. Nêu những hiểu biết của em về kim tự tháp trên Phương pháp giải HS dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau. Gợi ý giải Hình ảnh trên được chụp từ kim tự tháp Giza Theo Internet: - Quần thể các di tích cổ này bao gồm 3 khu phức hợp kim tự tháp được gọi là Các kim tự tháp vĩ đại, tượng điêu khắc lớn được biết đến với tên Đại Nhân sư, một số nghĩa trang, làng công nhân và khu công nghiệp (…) - Nó nằm ở sa mạc phía Tây, khoảng 9 km (5 dặm) về phía tây sông Nile ở thị trấn Giza, và cách trung tâm thành phố Cairo khoảng 13 km (…) - Chỉ có duy nhất kim tự tháp Giza là nằm trong danh sách bảy kỳ quan thế giới cổ đại (lý do khiến kim tự tháp Giza đặc biệt hơn so với các kim tự tháp khác: vì đây là kim tự tháp lớn nhất và được bảo quản tốt nhất nhờ vào tính chắc chắn của công trình. - Cho đến nay đây là kỳ quan cổ đại cổ xưa nhất và là kì quan duy nhất vẫn còn tồn tại. 7.2. Theo em, thành tựu văn minh đó của người Ai Cập cổ đại có giá trị như thế nào đối với nhân loại. Phương pháp giải HS dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau. Gợi ý giải - Kim tự tháp là một trong những kiến trúc cổ đại kỳ vĩ nhất còn tồn tại trên Trái Đất, là những tinh hoa còn sót lại, đại diện cho trí tuệ, tri thức và tinh thần của loài người từ thuở sơ khai. - Qua hàng nghìn năm Kim tự tháp thực sự đã trở thành niềm tự hào của người dân Ai Cập và đồng thời đó cũng là nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn đối với trí tò mò, khát khao khám phá, sáng tạo văn học nghệ thuật của con người. Bài tập 8 Trả lời câu hỏi Bài tập 8 trang 34 SBT Lịch sử 10 Bài tập 8. Những thành tựu nào của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay? Phương pháp giải Xem lại mục II-3,b SGK Lời giải chi tiết - Kiến trúc: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Kinh đô Bắc Kinh,… - Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo,… - Y học: thuật châm cứu, chữa bệnh bằng thảo mộc, dược liệu,.. - Kĩ thuật: làm giấy, la bàn, thuốc súng,.... Bài tập 9 Trả lời câu hỏi Bài tập 9 trang 34 SBT Lịch sử 10 Bài tập 9. Đọc tư liệu sau và giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng Ai Cập là “tặng phẩm của sông Nin”? Tư liệu 1 Một nhà du hành người A-rập đã viết: “Sông Nin của Ai Cập hơn hẳn các dòng sông khác trên thế giới về vị ngọt, độ dài và cả sự hữu ích của nó. Không dòng sông nào trên thế giới có thể quy tụ bên bờ của nó nhiều thành phố và làng mạc đến vậy”… Người Ai Cập gọi vùng đất phì nhiêu của họ là “Vùng đất đen” vì màu của phù sa và cây trồng rậm rạp trên đó. Ngoài dải đất dài và hẹp của những cánh đồng màu mỡ ấy là sa mạc (được họ gọi là “Vùng đất đỏ”). (Theo Uy-li-am G. Đu-khơ, Giắc-xơn G. Spi-en-vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), NXB Oát-uốt, 2010, tr. 16). Phương pháp giải B1: Đọc mục II-1,a trang 35 SGK Lịch sử 10. B2: Liên hệ kiến thức đã học trong bài 7 SGK Lịch sử và Địa lý 6. Lời giải chi tiết - Câu nói của Hê-rô-đốt khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt của sông Nin đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Ai Cập. - Sông Nin không chỉ tạo nền vùng thung lũng một dải đất phù sa màu mỡ, hằng năm còn mang nước tưới cho cây cối và nguồn nước sinh hoạt cho cư dân. - Nhờ có dòng sông Nin mà nhiều làng mạc, thành phố được hình thành ở 2 bên bờ sông, bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ, là đầu mối giao thông quan trọng nối tất các các vùng của Ai Cập cũng như nối Ai Cập với các nước láng giềng, góp phần quan trọng trong việc hình thành nên văn minh Ai Cập. Bài tập 10 Trả lời câu hỏi Bài tập 10 trang 34 SBT Lịch sử 10 Đọc tư liệu sau, em rút ra điều gì về giá trị văn minh Trung Hoa? Lấy ví dụ minh họa. Tư liệu 2 Giống như ở những nơi khác, Trung Quốc cổ đại phải đối mặt với thách thức do sự xuất hiện của các dân tộc du mục ở biên giới của mình. Tuy nhiên, không giống như Ha-ráp-pa, Xu-me và Ai Cập, Trung Quốc cổ đại đã vượt qua thách thức đó, nhiều thể chế và giá trị văn hóa của nền văn minh này vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX. Vì lí do đó, nền văn minh Trung Hoa đôi khi được mô tả là nền văn minh tồn tại liên tục lâu đời nhất trên thế giới. (Theo Uy-li-am G. Đu-khơ, Giắc-xơn G. Spi-en-vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), tr. 68). Phương pháp giải B1: HS xem lại mục II-3,b SGK. B2: Xem lại hướng dẫn giải bài tập 8 SBT. Gợi ý giải - Có thể nói nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử thế giới nói chung và lịch sử phương Đông thời cổ trung đại nói riêng. - Đây là nền văn minh được hình thành từ rất sớm trên lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang với chủ nhân là tộc người Hoa – Hạ.. Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Hán, họ đã sáng tạo ra những thành tựu văn minh đặc sắc trên tất cả các lĩnh vực từ thể chế nhà nước, tôn giáo, chữ viết,….Và những thành tố này được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài thông qua chiến tranh xâm lược, ngoại giao, buôn bán (…) - Những thành tựu văn minh kể trên khi được truyền bá sang các nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc ở mỗi quốc gia này. Điều này tạo ra điểm chung trong văn hóa, văn minh giữa Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản đó là có nhiều điểm tương đồng và đều có sự tiếp xúc, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa (…) Ví dụ: Có thể thấy nhiều nước ở châu Á mừng năm mới theo lịch âm, một số phong tục, lễ nghi,.. như tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ đều là do tiếp thu trong quá trình giao thoa văn hóa với Trung Quốc.
|