BÀI 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt NamHãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 16 dưới đây. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi Bài tập 1 SBT Lịch sử 10 BÀI TẬP 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 16 dưới đây. 1. Khái niệm “dân tộc Việt Nam” thuộc nghĩa khái niệm nào? A. Dân tộc - tộc người. B. Dân tộc - quốc gia. C. Dân tộc đa số. D. Dân tộc thiểu số. Phương pháp giải: Đọc mục 1-a trang 123 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa: dân tộc – quốc gia bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam); dân tộc – tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh,…) => Chọn B. 2. Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là A. dân tộc - tộc người. B. dân tộc - quốc gia. C. dân tộc đa số. D. dân tộc thiểu số. Phương pháp giải: Đọc mục 1-a trang 123 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa: dân tộc – quốc gia bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam); dân tộc – tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh,…) => Chọn A. 3. Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là A. dân tộc - tộc người. B. dân tộc - quốc gia. C. dân tộc đa số. D. dân tộc thiểu số. Phương pháp giải: Đọc Tư liệu 1 SGK Lịch sử 10 trang 124. Lời giải chi tiết: Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. => Chọn C 4. Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc - tộc người ở Việt Nam? A. Theo dân số và địa bàn phân bố. B. Theo dân số và theo ngữ hệ. C. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố. D. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ. Phương pháp giải: Đọc mục 1 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Để phân chia các dân tộc – tộc người ở Việt Nam dựa vào tiêu chí dân số và ngữ hệ. => Chọn B 5. Khai thác Tư liệu 1 (Lịch sử 70, tr. 125) cho thấy các dân tộc ở Việt Nam chia thành mấy nhóm? A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm. Phương pháp giải: Đọc Tư liệu 1 SGK Lịch sử 10 trang 124. Lời giải chi tiết: Các dân tộc ở Việt Nam chia thành 2 nhóm: Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. => Chọn A 6. Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, tr. 124), ý nào dưới đây không phù hợp? A. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số. B. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam. C. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam. D. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp. Phương pháp giải: Đọc Tư liệu 2 SGK Lịch sử 10 trang 124. Lời giải chi tiết: Qua bảng thống kê dân số các dân tộc ở Việt Nam ta thấy được: + Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số. + Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam. + Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam. => Chọn D. 7. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, tr. 124)? A. Theo dân số. B. Theo số lượng tộc người. C. Theo địa bàn phân bố. D. Theo nét văn hoá đặc trưng. Phương pháp giải: Đọc Tư liệu 1, 2 SGK Lịch sử 10 trang 124. Lời giải chi tiết: Từ tư liệu 1, 2 ta thấy căn cứ vào dân số để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam. => Chọn A. 8. Khai thác Tư liệu 2 (Lịch sử 70, tr. 124), dân tộc nào là dân tộc đa số ở Việt Nam? A. Kinh. B. Tày. C. Thái. D. Mường. Phương pháp giải: Đọc Tư liệu 2 SGK Lịch sử 10 trang 124. Lời giải chi tiết: Dân tộc đa số ở Việt Nam là dân tộc Kinh => Chọn A 9. 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ? A. 54 ngữ hệ. B. 5 ngữ hệ. C. 8 ngữ hệ. D. 10 ngữ hệ. Phương pháp giải: Đọc mục 1-b SGK Lịch sử 10 trang 125. Lời giải chi tiết: Hiện nay 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ. => Chọn B. 10. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu? A. Phân bố đều trên khắp cả nước. B. Vùng đồng bằng. C. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. D. Vùng đồng bằng và trung du. Phương pháp giải: Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10 trang 126. Lời giải chi tiết: Do cư trú chủ yếu ở đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh tế chính của người Kinh. => Chọn B. 11. Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì? A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Nông nghiệp trồng lúa nước. D. Công nghiệp và dịch vụ. Phương pháp giải: Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là nông nghiệp trồng lúa nước. => Chọn C. 12. Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điểm gì khác so với các dân tộc thiểu số? A. Người Kinh làm nhiều nghề thủ công khác nhau. B. Nghề gốm, nghề rèn, đúc,... ra đời sớm nhưng ít phổ biến. C. Tạo ra sản phẩm của các ngành nghề rất tinh xảo. D. Sản phẩm rất đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao. Phương pháp giải: Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Các sản phẩm thủ công nghiệp của người Kinh không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu. Trong khi đó các sản phẩm thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. => Chọn D. 13. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng điểm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số? A. Chủ yếu ăn cơm với rau và cá. B. Có nhiều món ăn được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm. C. Các thực phẩm từ chăn nuôi có không đều, chủ yếu dành cho các dịp lễ hội,.... D. Bữa ăn truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền, dân tộc. Phương pháp giải: Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Đối với các dân tộc thiểu số, hoạt động săn bắt và chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống, những sản phẩm đem lại không đều và chủ yếu dành cho các bữa ăn cộng đồng, dịp lễ hội, cúng tế. => Chọn C 14. Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào? A. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất. B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. C. Nhà nửa sàn, nửa trệt. D. Nhà nhiều tầng. Phương pháp giải: Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Người Kinh có tập quán ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất. => Chọn A. 15. Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì? A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên. B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ. C. Trang phục chủ yếu là áo và quần/váy. D. Ưa thích dùng đồ trang sức. Phương pháp giải Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ. => Chọn B. 16. Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam? A. Đều có tín ngưỡng vạn vật hữu linh. B. Đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,... C. Đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. D. Nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được giản lược cho phù hợp với thực tiễn. Phương pháp giải: Đọc mục 3-a SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có tĩn ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với cộng đồng, đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. => Chọn D. Bài tập 2 Trả lời câu hỏi Bài tập 2 SBT Lịch sử 10 2.1. Hãy lập bảng hệ thống về các ngữ hệ ở Việt Nam (tham khảo gợi ý dưới đây).
Phương pháp giải: Đọc mục 1-b và quan sát hình 2 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết:
2.2. Từ kết quả của Bài tập phần 2.1, hãy liên hệ và cho biết thành phần dân tộc của em. Dân tộc em thuộc nhóm ngôn ngữ và ngữ hệ nào? Phương pháp giải: Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Em là dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, ngữ hệ Nam Á Bài tập 3 BÀI TẬP 3. Quan sát hai hình ảnh dưới đây và chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tập quán sản xuất nông nghiệp của người Kinh và người Mông ở Việt Nam. Phương pháp giải: Hs quan sát kĩ hai hình và chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tập quán sản xuất nông nghiệp của người Kinh và người Mông ở Việt Nam Gợi ý giải: - Giống nhau: Đều có tập quán canh tác lúa nước – cây lương thực chính ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á - Khác nhau: + Dân tộc Kinh: Canh tác trên những cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng ở vùng đồng bằng/thung lũng các con sông, có điều kiện sử dụng máy móc trong sản xuất,… + Dân tộc Mông: Do địa hình chủ yếu chỉ có đồi, núi đất có độ dốc lớn nên để canh tác được người dân phải tạo ra các thửa ruộng bậc thang với nhiều cấp, có diện tích nhỏ hẹp và bám theo sườn núi, phải dựa vào sức người và các phương tiện thủ công.
Bài tập 4 Trả lời câu hỏi Bài tập 4 SBT Lịch sử 10 4.1. Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tham khảo gợi ý dưới đây). a) Về hoạt động kinh tế
Phương pháp giải: Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết:
b) Về đời sống vật chất
Phương pháp giải: Đọc mục 2-b, 2-c Bài 13 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết:
c) Về đời sống tinh thần Phương pháp giải: Đọc mục 3 Bài 13 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết:
4.2. Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, hãy nêu nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phương pháp giải: Hs dựa vào kết quả từ phần 4.1 để nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gợi ý giải: - Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có đặc trưng nổi bật là mang đậm dấu ấn vùng miền. (…) - Đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc, người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hóa tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài. (…) Bài tập 5 Trả lời câu hỏi Bài tập 5 SBT Lịch sử 10 BÀI TẬP 5. Từ kết quả của Bài tập 4 và liên hệ thực tiễn hiện nay ở địa phương em cũng như trên địa bàn cả nước, hãy chỉ ra một vài thay đổi nổi bật trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam so với truyền thống. Phương pháp giải: Liên hệ thực tiễn hiện nay ở địa phương/trên địa bàn cả nước để chỉ ra một vài thay đổi nổi bật trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện tại so với truyền thống. Lời giải chi tiết: - Do còn nhiều hạn chế mà việc tiếp cận con chữ, y tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của một bộ phận cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Vì vậy mà đời sống của cư dân còn rất nhiều thiếu thốn, trình độ nhận thức vẫn còn hạn chế. - Nhà nước đã quan tâm đầu tư, nhiều chương trình, dự án, đề án cho giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Mạng lưới trường lớp các cấp được củng cố, mở rộng. Đẩy nhanh việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thiện hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT). Phát triển nhanh hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Mạng lưới giáo dục thường xuyên phát triển rộng khắp trong toàn quốc đã mở rộng cơ hội học tập cho mọi người. - Năm học 2018-2019, toàn quốc có tổng số 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh/thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (Tăng 22 trường, 28.413 HS so với năm học 2011-2012). Hiện toàn quốc có 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 28 tỉnh/thành phố (trong đó có 15% trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia) với quy mô 185.671 học sinh bán trú (tăng 970 trường PTDTBT, 172.441 HSBT so với năm học 2011-2012). (…) - Những kết quả đạt được của đảng và nhà nước trong công tác xóa nạn mù chữ ở vùng sâu vùng xa đã nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số, nhiều em học sinh là con em người dân tộc được tiếp cận với giáo dục, y tế,…đã trở thành những thi sinh tốt nghiệp vào các trường đại học danh giá…
Bài tập 6 Trả lời câu hỏi Bài tập 6 SBT Lịch sử 10 BÀI TẬP 6. Hãy chứng minh cho luận điểm sau đây: “Đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc, người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hoá tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài”. Phương pháp giải: Hs dựa vào những kiến thức đã học, kết hợp tham khảo sách báo và internet. Gợi ý giải: - Truyền thống đoàn kết của người Kinh với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã có từ xa xưa vì các dân tộc có cùng nguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau. Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong tục, tập quán... thì đều là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. - Trải qua từng thời kì lịch sử, đoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là truyền thống nổi bật nhất của các dân tộc Việt Nam. - Trong quá trình phát triển, người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng không ngừng học hỏi, giao lưu, tiếp thu những thành tố văn hóa tiên tiến từ bên ngoài như: công cụ lao động và phương tiện sản xuất (các loại máy móc tiên tiến), tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo,…),…để làm phong phú văn hóa dân tộc.
Bài tập 7 Trả lời câu hỏi Bài tập 7 SBT Lịch sử 10 BÀI TẬP 7. Tìm hiểu thực tế địa phương/dân tộc của em và chỉ ra ít nhất một nét bản sắc văn hóa của địa phương hoặc cộng đồng dân tộc của em cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Để thực hiện nhiệm vụ đó, em có đề xuất giải pháp gì? Phương pháp giải: Hs dựa vào những kiến thức đã học, kết hợp tham khảo sách báo và internet. Gợi ý giải: - Một trong những nét bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam đó chính là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” – thờ cúng những người có công với cộng đồng. - Truyền thống này vẫn được duy trì cho đến ngày nay, trong các ngôi nhà của người Việt luôn có bàn thờ tự tổ tiên dòng họ. Đối với những người có công với đất nước, có công với cách mạng, đảng, nhà nước và cộng đồng đều luôn tưởng niệm, ghi nhớ công lao của họ. Đối với những thương bệnh binh, xã hội luôn tạo điều kiện tốt nhất để họ hòa nhập với cộng đồng. Và ngày 27/7 hằng năm của người dân Việt Nam chính là ngày tưởng niệm, ghi nhớ và tri ân công lao của những chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống vì độc lập tự do của tổ quốc. - Giải pháp của em: + Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cho giới trẻ hưởng ứng các phong trào trên. + Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì người bị nhiễm chất độc màu da cam +… |